Nêu suy nghĩ của em về nhận định: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có có hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ, hướng tới điều tốt đẹp hơn”

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 7 bộ sách kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Nêu suy nghĩ của em về nhận định: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có có hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ, hướng tới điều tốt đẹp hơn”

Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về nhận định: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có có hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ, hướng tới điều tốt đẹp hơn"

Bài làm

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài:

a. Giải thích thế nào là lòng khoan dung

Khoan dung là người có tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ và bỏ qua cho lỗi lầm của người khác, đồng thời đó còn là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

b. Biểu hiện của người có lòng khoan dung

- Không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong mọi cuộc tranh đấu.

- Sẵn sàng nhìn nhận vào những thiếu sót của bản thân mình và tha thứ cho lỗi lầm của người khác để thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp

- Chia sẻ, cảm thông cho những người chưa nhận thức được việc mình làm sai

c. Vì sao cần phải khoan dung

- Khiến chúng ta sống tốt đẹp và chân thành hơn

- Khiến mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, mọi người trong xã hội gần nhau hơn

- Khiến chúng ta nhận được sự tôn trọng của người khác

- Khơi gợi những phẩm chất tốt đẹp khác trong mỗi người

d. Mở rộng vấn đề

- Bao dung không phải là dung túng cho những việc làm trái với chuẩn mực đạo đức

- Phê phán những kẻ sống vô cảm, không quan tâm mọi người xung quanh, những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác.

e. Rút ra bài học nhận thức và hành động

- Học cách tha thứ và mỉm cười trước mọi khó khăn

- Lắng nghe, cảm thông và thấu hiểu người khác

- Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục sai lầm

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

- Liên hệ với bản thân

 

Bài tham khảo:

Trong cuộc đời, có ai là không từng mắc lỗi lầm nặng nhẹ. Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có có hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khách để thiết lập những mối quan hệ, hướng tới điều tốt đẹp hơn.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lòng khoan dung? Khoan dung là một đức tính, phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Khoan dung là luôn biết yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ với những người xung quanh. Người có lòng khoan dung là người người có tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ và bỏ qua cho lỗi lầm của người khác, đồng thời đó còn là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

Biểu hiện của lòng khoan dung không phải là một điều gì đó quá bí ẩn, mà nó hiện ra ngay trong cuộc sống con người. Đó là người không hề tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác mà sẵn sàng nhường nhịn trong mọi cuộc tranh đấu. Không những thế, người khoan dung còn sẵn sàng nhìn nhận vào những thiếu sót của bản thân mình và tha thứ cho lỗi lầm của người khác để thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Ngoài ra, người đó còn biết chia sẻ và cảm thông cho những người chưa nhận thức được việc mình làm sai.

Nhưng vì sao chúng ta cần phải giữ lòng khoan dung trong cuộc sống? Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống cao đẹp, vị tha, vì người khác. Như đã nói từ đầu rằng ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, nên việc bao dung và tha thứ là điều cần thiết với con người. Chính điều đó sẽ khiến chúng ta sống tốt đẹp và chân thành hơn. Từ đó mà mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, mọi người trong xã hội gần nhau hơn. Đồng thời lòng khoan dung còn khiến chúng ta nhận được sự tôn trọng của người khác và khơi gợi những phẩm chất tốt đẹp khác trong lòng mỗi người.

Tuy nhiên, bao dung không phải là sự dung túng cho những việc làm trái với chuẩn mực đạo đức thông thường. Và nếu như chúng ta không biết tha thứ, bỏ qua cho người khác và hẹp hòi, ích kỉ, thì con người sẽ luôn sống trong sự hận thù, mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên áp lực và căng thẳng hơn rất nhiều. Xã hội cũng từ đó mà thiếu đi tình thương của con người con người cũng sẽ trở nên xa lánh nhau. Vì thế mà chúng ta cần phê phán những kẻ sống vô cảm, không quan tâm mọi người xung quanh và những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác.

Từ những biểu hiện trên, chúng ta rút ra được nhiều bài học dành cho bản thân mình. Chúng ta cần mở rộng lòng mình để thấu hiểu, học cách tha thứ và bỏ qua cho những sai lầm của người khác. Đứng trước mọi khó khăn thì luôn mỉm cười, tạo cho mình cơ hội để sửa sai lầm. Đồng thời, chúng ta cũng nên quan tâm, giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục sai lầm của họ. Có như thế ta mới thiết lập những mối quan hệ hướng tới điều tốt đẹp hơn.

Để xã hội này tốt đẹp hơn và mối quan hệ giữa mỗi người ngày càng bền chặt, thì lòng khoan dung là điều cần thiết mà chúng ta cần phải rèn luyện hằng ngày. Tha thứ cho nhau, cho bản thân mình sẽ giúp cuộc sống này tràn ngập tình yêu thương.

Từ khóa tìm kiếm: Văn mẫu 7, văn hay lớp 7 sách kết nối tri thức, nêu suy nghĩ về nhận định: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có có hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ, hướng tới điều tốt đẹp hơn”

Bình luận

Giải bài tập những môn khác