Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của em về một việc tốt mà em đã chứng kiến
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 7 bộ kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của em về một việc tốt mà em đã chứng kiến.
Đề bài: Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của em về một việc tốt mà em đã chứng kiến.
Bài tham khảo 1:
Ở xóm em ai ai cũng biết bác Tâm là một người phụ nữ tuổi ngoài trung niêm đang làm hội trưởng hội phụ nữ xã.
Bác Tâm là một người phụ nữ có thân hình thon thả, bác hay mỉm cười và giúp đỡ mọi người, nhà ai khó khăn là bác hay sang động viên và giúp đỡ rất nhiệt tình. Trong xóm em có bà Thoa là người già neo đơn, bà tuổi cao mắt mờ đi lại chậm chạp nên ngày nào bác Tâm cũng hay qua nhà bà quét dọn sạch sẽ mới yên tâm đi làm. Mỗi lần em qua nhà bà Thoa bà đều kể chuyện về bác Tâm, bà còn kể bà tuổi cao thu nhập thấp lại hay ốm đau, mắt mờ nên không còn kiếm ra tiền nữa, hàng tháng chỉ sống nhờ tiền trợ cấp hộ nghèo may có bác Tâm hay sang giúp đỡ tưới cho bà ít rau, ngày nào cũng thế lúc thì mang cho bà cái bánh, lúc mang cho bà miếng thịt, hay con gà mái để nuôi đẻ trứng.. bà chẳng biết lấy gì cảm ơn cháu ạ, rồi bà kể chuyện ngày xưa bác Tâm hồi trẻ ra sao, bây giờ thế nào, giọng bà say xưa với vẻ thích thú, tự nhiên trong tôi trào dâng cảm giác khâm phục bác Tâm, một người có tấm lòng ấm áp, biết giúp đỡ mọi người. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng trở thành người tốt như bác để xứng đáng với lòng mong mỏi của gia đình bố mẹ, với cả bà Thoa nữa.
Bài tham khảo 2:
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng muốn mình sẽ trở thành một người hoàn hảo, nhưng nếu chưa may mắn được hoàn hảo thì ta hãy làm người tốt trước đã. Bạn biết thế nào là một người tốt không? Theo mình, một người tốt là một người có trái tim yêu thương, một người biết sống vì cộng đồng và giúp đỡ người khác. Những công việc tốt luôn giúp ta trở nên tốt hơn mỗi ngày. Bởi vậy mà mình đều cố gắng làm việc tốt mỗi ngày.
Tuần vừa rồi mình cùng các bạn trong xóm tập hợp lại tới thăm cụ Tâm, người già neo đơn của thôn, đi cùng có cán bộ thanh niên của Đoàn xã. Sau khi trao tặng phần quà của xã nhà cho cụ, mình và các bạn giúp đỡ các cụ dọn lại nhà cửa, quét lại vườn nhà . Chúng mình cũng tranh thủ ở lại nấu cơm để cùng cụ ăn trưa, vừa trò chuyện cho cụ vơi đi phần nào sự cô đơn khi nhà cửa vắng vẻ.
Cụ Tâm vốn có chồng và hai người con trai nhưng vì tham gia kháng chiến nên cả chồng và hai con đều hy sinh. Đó là mất mát và nỗi đau lớn trong cụ. Vì vậy, chúng mình đều hiểu và thương cụ rất nhiều. Đặc biệt, khi được trò chuyện với cụ Tâm, mình càng thêm thương và khâm phục cụ hơn khi biết rằng cụ vẫn dành những đồng lương ít ỏi của mình để giúp đỡ những bạn nhỏ khuyết tật.
Sau bữa ăn, chúng mình tạm biệt cụ ra về. Lòng vẫn mang nặng những nghĩ suy, mình thầm hứa sẽ chăm sang nhà cụ hơn để động viên, giúp đỡ cụ.
Bài tham khảo 3:
Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý. Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an: - Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây! Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ:
- Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị. Người phụ nữ nức nở: - Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với! Chú công an hỏi: - Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? Ăn mặc thế nào? Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép... Đúng lúc đó tôi thấy chị Lan, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Lan dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó. Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh: - Ôi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi! Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất một lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Lan rối rít: - Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao? Chị Lan nhẹ nhàng đáp: - Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ. Người phụ nữ nói tiếp: - Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy? Chị Lan chỉ cười, rồi xin phép về.
Mọi người nhìn chị Lan bằng ánh mắt trìu mến. Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Lan. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.
Bài tham khảo 4:
Trước đây, tôi thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện đã xảy ra tuần trước khiến tôi hiểu là không phải như vậy đâu các bạn ạ. Tôi đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt ngay tại lớp 6B trường THCS Yên Biên. Tôi xin kể lại về tấm gương ấy là bạn Ngô Xuân Anh.
Hôm ấy là tiết 4 môn sinh học thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2015. Sau giờ ra chơi, Xuân Anh vào phòng bộ môn sinh cùng với các bạn trai và nhặt được tờ tiền 200.000 đồng. Cả lớp ồ lên có bạn còn nói: “Tại sao mình lại là người không nhặt được số tiền ấy nhỉ?” Thấy bạn Xuân Anh đưa mắt nhìn sau đó suy tư một hồi lâu như đang nghĩ: “Trả hay không trả? Có tiền, chắc là bạn sẽ mua truyện này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi ao ước từ bấy lâu,…” Thấy Xuân Anh cười tủm tỉm. Một bạn trai liền nói: “Xuân Anh ơi, đừng đưa tiền cho cô giáo mà dùng tiền khao cả lớp trà đá đi.” Một nửa lớp đồng thanh nói: “Ừ đúng rồi, Xuân Anh ơi đừng trả.” Đột nhiên một bạn nói: “Bạn Xuân Anh ơi, hãy đưa lại tiền cho cô giáo để cô trả lại cho người mất đi. Cậu còn nhớ phong trào nhà trường phát động không đó là: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.” Còn một nửa kia của lớp cũng đồng ý, ý kiến của bạn đó. Một nửa lớp thì bảo không trả còn nửa kia của lớp thì bảo trả. Xuân Anh chỉ cười không nói, rồi đứng dậy xin phép cô Ngọc ra ngoài. Tôi nhìn theo và nghĩ “Hình như bạn muốn trả lại cho người mất hay sao ấy”. Một lúc sau bạn lặng lẽ quay trở về phòng tiếp tục học với nét mặt thanh thản.
Quả nhiên, sáng thứ 2, bạn Xuân Anh được cô hiệu trưởng tuyên dương trong giờ chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến Xuân Anh vô cùng xúc động. Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong tôi sự thật thà trả lại người mất dù là những vật nhỏ bé trong lớp. Tôi chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.
Bình luận