Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 6: Nhiệt hoá hơi riêng (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức bài 6: Nhiệt hoá hơi riêng (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là công thức tính nhiệt lượng cần cung cấp cho một lượng chất lỏng hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi?

  • A. Q = UIt.
  • B. Q = λm.
  • C. Q = mcΔt.
  • D. Q = Lm.

Câu 2: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là bao nhiêu?

  • A. 8,57.105 J/kg.
  • B. 2,26.106 J/kg.
  • C. 0,4.106 J/kg.
  • D. 2,85.105 J/kg.

Câu 3: Nhiệt hóa hơi riêng là thông tin cần thiết trong việc thiết kế thiết bị nào sau đây?

  • A. Điều hòa.
  • B. Máy biến áp.
  • C. Nhiệt kế.
  • D. Quạt điện.

Câu 4: Nhiệt hóa hơi riêng của một chất lỏng là gì?

  • A. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
  • B. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
  • C. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
  • D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.

Câu 5: Nhiệt hóa hơi riêng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Áp suất.
  • B. Bản chất của chất lỏng.
  • C. Nhiệt độ môi trường.
  • D. Khối lượng chất lỏng.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt hóa hơi riêng của một chất?

  • A. Được kí hiệu là L. 
  • B. Chất lỏng có thể hóa hơi ở các nhiệt độ khác nhau.
  • C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt hóa hơi như nhau.
  • D. Được đo bằng đơn vị J/kg.

Câu 7: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2260.106 J/kg có nghĩa là gì?

  • A. 1 kg nước sẽ tỏa ra nhiệt lượng 2260.106 J khi hóa hơi hoàn toàn.
  • B. 1 kg nước cần thu nhiệt lượng 2260.106 J để hóa lỏng.
  • C. 1 kg nước tỏa ra nhiệt lượng 2260.106 J khi hóa hơi hoàn toàn.
  • D. 1 kg nước cần thu nhiệt lượng 2260.106 J để hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.

Câu 8: Biết nhiệt hóa hơi riêng của rượu là 8,57.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm hóa hơi hoàn toàn 1 kg rượu ở 780C là

  • A. 8,57.105 J.
  • B. 4,95.105 J.
  • C. 1,65.105 J.
  • D. 9,9.105 J.

Câu 9: Trong quá trình đun sôi 5 lít nước trên bếp, bạn A do sơ suất đã quên không tắt bếp khi nước sôi. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,26.106 J/kg. Nhiệt lượng đã làm hóa hơi 2 lít nước trong ấm do sơ suất đó là

  • A.11,3.106 J.
  • B. 6,78.106 J.
  • C. 4,52.106 J.
  • D. 2,26.106 J.

Câu 10: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 1000C là 2,26.106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 2 kg nước ở 300C chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở 1000c là

  • A. 51,08 J.
  • B. 51,08 kJ.
  • C. 510 800 J.
  • D. 5 108 000 J.

Câu 11: Vận động viên chạy Marathon mất rất nhiều nước trong khi thi đấu. Các vận động viên thường chỉ có thể chuyển hóa khoảng 20% năng lượng hóa học dự trữ trong cơ thể thành năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là hoạt động chạy. Phần năng lượng còn lại chuyển thành nhiệt thải ra ngoài nhờ sự bay hơi của nước qua hô hấp và da để giữ cho nhiệt độ của cơ thể không đồi. Nếu vận động viên dùng hết 11 000 kJ trong cuộc thi thì có khoảng bao nhiêu lít nước đã thoát ra khỏi cơ thể? Coi nhiệt độ cơ thể của vận động viên hoàn toàn không đối và nhiệt hóa hơi riêng của nước trong cơ thể vận động viên là 2,45.106 J/kg.

  • A. 0,0009 lít.
  • B. 0,009 lít.
  • C. 0,09 lít.
  • D. 0,9 lít.

Câu 12: Một ấm đun nước có công suất 700 W chứa 450 g nước ở 250C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,26.106J/kg. Sau khi đun nước đến nhiệt độ sôi, người ta để ấm tiếp tục đun sôi nước trong 1 phút 30 giây. Khối lượng nước còn lại sau khoảng thời gian này là

  • A. 270 g.
  • B. 180 g.
  • C. 324 g.
  • D. 432 g.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác