Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 8: Mô hình động học phân tử chất khí

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 8: Mô hình động học phân tử chất khí có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên nhân chất khí gây áp suất lên thành bình là do

  • A. nhiệt độ.
  • B. va chạm.
  • C. khối lượng chất.
  • D. thể tích bình.

Câu 2: Ở điều kiện chuẩn, các phân tử oxygen chuyển động với tốc độ trung bình là bao nhiêu?

  • A. 200 m/s.
  • B. 300 m/s.
  • C. 400 m/s.
  • D. 500 m/s.

Câu 3: Nhiệt độ và chuyển động của các phân tử khí có đặc điểm gì?

  • A. Phân tử khí chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng thấp.
  • B. Phân tử khí chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao.
  • C. Phân tử khí chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của khí càng cao.
  • D. Phân khí chuyển động không ảnh hưởng đến nhiệt độ của khí.

Câu 4: Điều kiện tiêu chuẩn có giá trị nhiệt độ và áp suất là

  • A. T = 273 K và p = 0 atm.
  • B. T = 273 K và p = 1 atm.
  • C. T = 0 K và p = 1 atm.
  • D. T = 0 K và p = 0 atm.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói lực liên kết giữa các phân tử ở thể khí so với ở thể lỏng và thể rắn?

  • A. Lực liên kết giữa các phân tử ở thể khí, thể lỏng và thể rắn là như nhau.
  • B. Không so sánh được lực liên kết giữa các phân tử ở thể khí, thể lỏng và thể rắn.
  • C. Lực liên kết giữa các phân tử ở thể khí mạnh hơn so với ở thể lỏng và thể rắn.
  • D. Lực liên kết giữa các phân tử ở thể khí rất yếu so với ở thể lỏng và thể rắn.

Câu 6: Vì sao chất khí dễ nén?

  • A. Vì các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng.
  • B. Vì lực hút giữa các phân tử chất khí rất yếu.
  • C. Vì các phân tử khí ở cách xa nhau.
  • D. Vì các phân tử bay tự do về mọi phía.

Câu 7: Trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và áp suất thì

  • A. số phân tử trong một đơn vị thể tích của các chất khí khác nhau là như nhau.
  • B. các phân tử của các chất khí khác nhau chuyển động với vận tốc như nhau.
  • C. khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ so với kích thước của các phân tử.
  • D. các phân tử khí khác nhau va chạm vào thành bình tác dụng vào thành bình những lực bằng nhau.

Câu 8: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?

  • A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
  • B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
  • C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
  • D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khí lí tưởng?

  • A. Các phân tử khí được coi là các chất điểm.
  • B. Mô hình khí lí tưởng bỏ qua thể tích của phân tử khí.
  • C. Các va chạm của phân tử khí là va chạm không đàn hồi.
  • D. Các phân tử khí tương tác khi va chạm với nhau và va chạm với thành bình. 

Câu 10: Một phân tử oxygen đang chuyển động qua tâm một bình cầu có đường kính 20 cm. Các phân tử oxygen chuyển động với tốc độ trung bình là 400 m/s. Biết rằng tốc độ của phân tử là không đổi. Số lần phân tử này va chạm vào thành bình chứa trong mỗi giây là

  • A. 4000 lần.
  • B. 2000 lần.
  • C. 1000 lần.
  • D. 3000 lần.

Câu 11: Biết khối lượng của một mol nước là 18 g, và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Số phân tử trong 2 gam nước là

  • A. 3,24.1024 phân tử.
  • B. 6,68.1022 phân tử.
  • C. 1,8.1020 phân tử.
  • D. 4.1021 phân tử.

Câu 12: Cho khối lượng của một mol nước là 18 g, và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Số phân tử có trong l g nước H2O là

  • A. 3,01.1023 phân tử.
  • B. 3,34.1022 phân tử.
  • C. 3,01.1022 phân tử.
  • D. 3,34.1023 phân tử.

Câu 13: Vì sao có thể cảm nhận được mùi thơm ở khắp nơi trong phòng sau khi xịt nước hoa ở góc phòng?

  • A. Do phản ứng hóa học giữa nước hoa và không khí.
  • B. Do các phân tử hương thơm trong nước hoa sẽ lan truyền trong không khí theo cơ chế chuyển động Brown.
  • C. Do nước hoa được hấp thụ vào các vật dụng trong phòng và lan tỏa mùi thơm.
  • D. Do nhiệt độ của nước hoa cao hơn nhiệt độ phòng.

Câu 14: Coi Trái Đất là một khối cầu bán kính 6400 km, nếu lấy toàn bộ số phân tử nước trong 1 g hơi nước trải đều trên bề mặt Trái Đất thì mỗi mét vuông trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu phân tử nước? Biết khối lượng mol của phân tử nước khoảng 18 g/mol.

  • A. 6,52.107.
  • B. 3,33.107.
  • C. 6,02.107.
  • D. 7,21.107.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác