Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 23: Hiện tượng phóng xạ

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 23: Hiện tượng phóng xạ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong các biện pháp sau đây:

1. Đảm bảo thời gian phơi nhiễm thích hợp.

2. Giữ khoảng cách thích hợp đến nguồn phóng xạ.

3. Sử dụng thuốc tân dược thích hợp.

4. Sử dụng lớp bảo vệ thích hợp.

Những biện pháp nào cần được thực hiện để đảm bảo an toàn phóng xạ?

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 2, 3, 4.
  • C. 1, 2, 4.
  • D. 1, 3, 4.

Câu 2: Vật liệu nào sau đây là hiệu quả nhất khi được sử dụng để che chắn phóng xạ γ?

  • A. Giấy.
  • B. Chì.
  • C. Nhôm.
  • D. Gỗ.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng tia phóng xạ và nguyên tắc an toàn phóng xạ?

  • A. Nếu thâm nhập vào cơ thể chúng ta, chất phóng xạ α sẽ gây nguy hại nhiều hơn so với chất phóng xạ γ.
  • B. Khi phát hiện ô nhiễm phóng xạ, ta cần thông báo ngay với người phụ trách an toàn phóng xạ hoặc chính quyền địa phương.
  • C. Các tia phóng xạ có thể gây tác động mạnh tới tế báo của con người cũng như sinh vật.
  • D. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo những người làm việc với các nguồn phóng xạ nên khám sức khỏe định kì 2 năm một lần.

Câu 4: Tia phóng xạ không có tính chất nào dưới đây?

  • A. Ion hóa.
  • B. Làm đen kính ảnh.
  • C. Nhìn thấy được.
  • D. Phá hủy tế bào.

Câu 5: Hiện tượng phóng xạ là gì?

  • A. Là hiện tượng có thể được kiểm soát bằng cách đặt hạt nhân phóng xạ vào vùng không gian có điện trường hoặc từ trường.
  • B. Là hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát biến đổi thành một hạt nhân khác đồng thời phát ra tia phóng xạ.
  • C. Là một hạt nhân biến đổi thành một hạt nhân khác khi hấp thụ một neutron.
  • D. Là một hạt nhân phát ra các tia phóng xạ khi bắn phá bởi các hạt có động năng lớn.

Câu 6: Hạt nhân không bền vững, tự phân rã được gọi là

  • A. hạt nhân con.
  • B. hạt nhân phóng xạ.
  • C. hạt nhân mẹ.
  • D. hạt nhân phân rã.

Câu 7: Tia có khả năng đâm xuyên mạnh nhất là

  • A. tia α.
  • B. tia β.
  • C. tia γ.
  • D. tia β+.

Câu 8: Để đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ, người ta dùng đại lượng nào?

  • A. Độ phóng xạ.
  • B. Mật độ phóng xạ.
  • C. Cường độ phóng xạ.
  • D. Hằng độ phóng xạ.

Câu 9: Phân rã có tính chất gì?

  • A. Nguy hiểm và ngẫu nhiên.
  • B. Ngẫu nhiên và mạnh mẽ.
  • C. Tự phát và có lựa chọn.
  • D. Tự phát và ngẫu nhiên.

Câu 10: Số hạt chưa phân rã của chất phóng xạ Nt tại thời điểm t và số hạt ban đầu N0 của chất phóng xạ được liên hệ với nhau theo công thức nào?

  • A. Nt = N0.e -λt.
  • B. Nt = N0.2-λt.
  • C. Nt = N0.e-λ/t.
  • D. Nt = N0.e-2λt.

Câu 11: Khi bàn giao tài sản do thay đổi nhân sự phụ trách an toàn bức xạ, một nhà máy thép tại Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện một nguồn phóng xạ đã bị thất lạc. Nhà chức trách chỉ đạo phải khẩn cấp tìm nguồn phóng xạ đã bị thất lạc này. Việc khẩn cấp tìm kiếm nguồn phóng xạ bị thất lạc là rất quan trọng vì nguồn này

  • A. rất đắt tiền.
  • B. khó sản xuất nên khó tìm thấy trên thị trường.
  • C. có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ dân cư.
  • D. cần thiết trong việc khảo sát sức bền của thép.

Câu 12: Đồng vị phóng xạ iodine được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp cho chu kì bán rã là 8,02 ngày. Một mẫu nguyên chất mới sản xuất có khối lượng 125 g. Cho biết khối lượng mol nguyên tử của iodine là 131 g/mol; số Avogadro NA = 6,02.1023 nguyên tử/mol. Hằng số phóng xạ của

  • A. 1.10 -6 s -1.
  • B. 2.10-6 s-1.
  • C. 3.10-6 s-1.
  • D. 4.10-6 s-1.

Câu 13: Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau 1 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là

  • A. N0/16.
  • B. N0/9.
  • C. N0/4.
  • D. N0/6.

Câu 14: Cảm biến báo khói ion hóa sử dụng đồng vị phóng xạ α americium với chu ki bán rã 432,6 năm. Một lượng nhỏ được đặt giữa hai bản kim loại kết nối với một pin. Các hạt α phóng ra làm ion hoá không khí giữa hai bản kim loại, cho phép một dòng điện nhỏ chạy giữa hai bản kim loại đó và chuông báo không kêu. Nếu có khói bay vào giữa hai bản kim loại, các ion ở đó sẽ kết hợp với những phân tử khỏi và dịch chuyển chậm hơn làm cường độ dòng điện chạy giữa hai bản kim loại giảm đi. Khi dòng điện giảm đến một mức nhất định thì cảm biến báo khói sẽ gửi tín hiệu và kích hoạt chuông báo. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, độ phóng xạ tối đa của lượng đặt trong cảm biến báo khói là 29,6 kBq. Số hạt nhân tối đa có trong mẫu chất phóng xạ để đảm bảo an toàn là

  • A. 5,08.1011 hạt.
  • B. 5,83.1014 hạt.
  • C. 2,33.107 hạt.
  • D. 3,91.1013 hạt.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác