Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 12 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các loại liên kết sau, liên kết nào là liên kết hóa học?

  • A. Liên kết ion
  • B. Liên kết van der Waals
  • C. Lực hấp dẫn giữa các nguyên tử
  • D. Tương tác từ trường

Câu 2: Định luật I của nhiệt động lực học có biểu thức:

  • A. ΔU=Q+A\Delta U = Q + AΔU=Q+A
  • B. ΔU=Q−A\Delta U = Q - AΔU=Q−A
  • C. ΔU=A−Q\Delta U = A - QΔU=A−Q
  • D. ΔU=−Q−A\Delta U = -Q - AΔU=−Q−A

Câu 3: Thang nhiệt độ Kelvin có điểm 0 K tương ứng với:

  • A. Nhiệt độ nước đóng băng.
  • B. Nhiệt độ không tuyệt đối.
  • C. Nhiệt độ nước sôi.
  • D. Nhiệt độ đông đặc của thủy ngân.

Câu 4: Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không khác nhau về

  • A. khối lượng riêng.
  • B. khoảng cách giữa các phân tử (nguyên tử).
  • C. kích thước phân tử (nguyên tử).
  • D. vận tốc của các phân tử (nguyên tử).

Câu 5: Khi nấu ăn những món như luộc, ninh, nấu cơm,… đến lúc sôi thì cần vặn nhỏ lửa lại bởi vì

  • A. lửa to làm cho nhiệt độ trong nồi tăng nhanh sẽ làm hỏng đồ nấu trong nồi.
  • B. lúc này cần làm cho nước trong nồi không bị sôi và hóa hơi.
  • C. lửa nhỏ sẽ giữ cho trong nồi có nhiệt độ ổn định bằng nhiệt độ sôi của thức ăn.
  • D. vì nấu những món này cần có nhiệt độ thấp.

Câu 6: Quy ước dấu nào sau đây phù hợp với định luật I của nhiệt động lực học?

  • A. Vật thực hiện công: A < 0; vật truyền nhiệt lượng: Q > 0.
  • B. Vật thực hiện công: A > 0; vật truyền nhiệt lượng: Q < 0.
  • C. Vật nhận công: A < 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0.
  • D. Vật nhận công: A > 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0.

Câu 7: Nhiệt độ cao nhất được chọn làm mốc trong thang nhiệt độ Kelvin có tính chất gì?

  • A. Là nhiệt độ mà nước tinh khiết có thể tồn tại đồng thời ở cả ba thể rắn, lỏng và hơi.
  • B. Là nhiệt độ sôi của nước tinh khiết.
  • C. Là nhiệt độ thấp nhất mà các vật có thể có.
  • D. Là nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết.

Câu 8: Nếu dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ một vật thì thấy giá trị 250C, nhiệt độ của vật trong thang nhiệt độ Kelvin là

  • A. 298 K.
  • B. 77 K.
  • C. 25 K.
  • D. 100 K.

Câu 9: Nhiệt dung riêng là thông tin quan trọng thường được dùng khi thiết kế các hệ thống nào?

  • A. Cơ khí, điện tử.
  • B. Cơ học, nhiệt độ.
  • C. Làm mát, sưởi ấm.
  • D. Điều khiển tự động.

Câu 10: Nhiệt lượng cần để làm nóng 1 kg rượu lên thêm 10C khác với nhiệt lượng cần để làm nóng 1 kg nhôm lên 10C. Đại lượng nào có thể dùng để mô tả sự khác biệt như trên của các chất khác nhau?

  • A. Nhiệt hóa hơi riêng.
  • B. Nhiệt lượng riêng.
  • C. Nhiệt dung riêng.
  • D. Nhiệt nóng chảy riêng.

Câu 11: Nhiệt nóng chảy riêng của sắt là 2,77.105 J/kg. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Khối sắt sẽ tỏa ra nhiệt lượng 2,77.105 J khi nóng chảy hoàn toàn.
  • B. Khối sắt cần thu nhiệt lượng 2,77.105 J để hóa lỏng.
  • C. 1 kg sắt cần thu nhiệt lượng 2,77.105 J để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
  • D. 1 kg sắt tỏa ra nhiệt lượng 2,77.105 J khi hóa lỏng hoàn toàn.

Câu 12: Xác định nhiệt lượng cần cung cấp để nung nóng chảy hoàn toàn 5 tạ đồng từ 350C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của đồng là 10850C, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.

  • A. 2,895.104 J.
  • B. 2,895.102 J.
  • C. 2,895.108 J.
  • D. 2,895.106 J.

Câu 13: Nhiệt hóa hơi riêng của một chất lỏng là gì?

  • A. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
  • B. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
  • C. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
  • D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.

Câu 14: Trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và áp suất thì

  • A. số phân tử trong một đơn vị thể tích của các chất khí khác nhau là như nhau.
  • B. các phân tử của các chất khí khác nhau chuyển động với vận tốc như nhau.
  • C. khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ so với kích thước của các phân tử.
  • D. các phân tử khí khác nhau va chạm vào thành bình tác dụng vào thành bình những lực bằng nhau.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nội dung định luật Boyle?

  • A. Khi nhiệt độ của một lượng khí xác định giữ không đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ thuận với thể tích của nó.
  • B. Khi nhiệt độ của một lượng khí thay đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ thuận với thể tích của nó.
  • C. Khi nhiệt độ của một lượng khí xác định giữ không đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó.
  • D. Khi nhiệt độ của một lượng khí thay đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó.

Câu 16: Nén đẳng nhiệt một khối khí từ 10 lít xuống còn 5 lít. Áp suất của khối khí sau khi nén đã thay đổi như thế nào?

  • A. Giảm 2 lần.
  • B. Tăng 2 lần.
  • C. Giảm 4 lần.
  • D. Tăng 4 lần.

Câu 17: Người ta nén 10 lít khí ở nhiệt độ 270C, áp suất 1 atm để thể tích của khí chỉ còn 4 lít. Vì nén nhanh nên khí bị nóng lên đến 600C. Áp suất khối khí sau khi nén là

  • A. 2,78 atm.
  • B. 2,25 atm.
  • C. 1,13 atm.
  • C. 5,56 atm.

Câu 18: Áp suất khí không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?

  • A. Kích thước phân tử.
  • B. Khối lượng phân tử.
  • C. Tốc độ chuyển động của phân tử.
  • D. Lực liên kết phân tử.

Câu 19: Hai bình kín có thể tích bằng nhau đều chứa khí lí tưởng ở cùng một nhiệt độ. Khối lượng khí trong hai bình bằng nhau nhưng khối lượng một phân tử khí của bình 1 lớn gấp hai lần khối lượng một phân tử khí ở bình 2. Áp suất khí ở bình 1

  • A. bằng áp suất khí ở bình 2.
  • B. gấp bốn lần áp suất khí ở bình 2.
  • C. gấp hai lần áp suất khí ở bình 2.
  • D. bằng một nửa áp suất khí ở bình 2.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác