Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 18: Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 18: Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lõi biến áp thường làm bằng

  • A. lá thép hoặc bạc.
  • B. lá sắt hoặc bạc pha silicon.
  • C. lá nhôm hoặc sắt.
  • D. lá sắt hoặc thép pha silicon.

Câu 2: Lõi biến áp được ghép như nào để giảm hao phí điện năng do dòng điện Foucault?

  • A. Ghép cách điện với nhau.
  • B. Ghép sát nhau.
  • C. Ghép cách nhau khoảng vài cm.
  • D. Ghép đối xứng nhau.

Câu 3: Cuộn sơ cấp của máy biến áp được nối với

  • A. nguồn điện một chiều.
  • B. nguồn điện xoay chiều.
  • C. tải tiêu thụ điện.
  • D. cuộn dây.

Câu 4: Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp lần lượt là N1 và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp ở chế độ không tải là U2. Công thức nào sau đây đúng?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 5: Dòng điện cảm ứng trong ghi ta điện được đến đâu để có thể nghe được âm thanh?

  • A. Máy hạ áp.
  • B. Máy tăng áp.
  • C. Máy tăng âm.
  • D. Máy hạ âm.

Câu 6: Dây đàn ghi ta điện được làm từ vật liệu gì?

  • A. Thép.
  • B. Nhôm.
  • C. Đồng.
  • D. Nhựa.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về máy biến áp?

  • A. Gồm hai cuộn dây có cùng số vòng dây.
  • B. Các cuộn dây thường làm bằng đồng, có phủ lớp cách điện.
  • C. Hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • D. Cuộn dây nối với tải tiêu thụ điện năng được gọi là cuộn thứ cấp.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đàn ghi ta điện?

  • A. Đàn ghi ta điện có cấu tạo đặc.
  • B. Dây đàn làm bằng thép.
  • C. Dòng điện cảm ứng được đưa đến máy tăng âm và loa để nghe được âm phát ra.
  • D. Đàn ghi ta điện có hộp cộng hưởng nhỏ.

Câu 9: Công dụng nào sau đây không phải của máy biến áp?

  • A. Giảm điện áp của dòng điện xoay chiều. 
  • B. Tăng cường độ của dòng điện không đổi.
  • C. Giảm hao phí trong truyền tải điện năng đi xa.
  • D. Tăng điện áp của dòng điện xoay chiều.

Câu 10: Cuộn sơ cấp của một máy biến áp có N1 vòng dây được nối với điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 120 V, khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100 V. Nếu tăng thêm 150 vòng dây cho cuộn sơ cấp và giảm 150 vòng dây ở cuộn thứ cấp thì khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp hiệu dụng 160 V thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở vẫn là 100 V. Số vòng dây N1 của cuộn sơ cấp là

  • A. 825 vòng.
  • B. 1170 vòng.
  • C. 975 vòng.
  • D. 1320 vòng.

Câu 11: Cuộn sơ cấp của một máy biến áp được nối với mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 380 V. Khi đó, cuộn thứ cấp có điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng lần lượt là 20 V và 1,5 A. Biết số vòng dây cuộn thứ cấp là 20 vòng. Bỏ qua hao phí điện năng trong máy biến áp. Số vòng dây và cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua cuộn sơ cấp lần lượt là

  • A. 380 vòng và 0,08 A.
  • B. 380 vòng và 28,5 A.
  • C. 240 vòng và 0,08 A.
  • D. 240 vòng và 28,5 A. 

Câu 12: Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 50 vòng là 440 vòng. Mắc cuộn sơ cấp vào mạng điện 25 V – 50 Hz. Điện áp giữa hai đầu cuộn thứ cấp có giá trị hiệu dụng và tần số là

  • A. 25 V – 50 Hz.
  • B. 220 V – 50 Hz.
  • C. 220 V – 440 Hz.
  • D. 25 V – 440 Hz.

Câu 13: Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp lần lượt là N1 = 110 vòng và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 24 V. Giá trị của N2

  • A. 12 vòng.
  • B. 24 vòng.
  • C. 40 vòng.
  • D. 6 vòng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác