Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 4: Nhiệt dung riêng

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 4: Nhiệt dung riêng có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhiệt dung riêng của một chất là gì?

  • A. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.
  • B. Là năng lượng cần thiết để đun nóng 1 kg chất đó trong khoảng thời gian 1s.
  • C. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1000C.
  • D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 m3 chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.

Câu 2: Nhiệt dung riêng của nước là bao nhiêu?

  • A. 4200 J/kg.K.
  • B. 2100 J/kg.K.
  • C. 10000 J/kg.K.
  • D. 840 J/kg.K.

Câu 3: Nhiệt dung riêng là thông tin quan trọng thường được dùng khi thiết kế các hệ thống nào?

  • A. Cơ khí, điện tử.
  • B. Cơ học, nhiệt độ.
  • C. Làm mát, sưởi ấm.
  • D. Điều khiển tự động.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt dung riêng của một chất?

  • A. Được đo bằng đơn vị J/kg.K.
  • B. Nhiệt dung riêng được kí hiệu là Q.
  • C. Nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt độ của vật là: Q = mcΔt.
  • D. Vật làm bằng chất có nhiệt dung riêng nhỏ thì dễ nóng lên và cũng dễ nguội đi.

Câu 5: Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?

  • A. Bình A.        
  • B. Bình B.       
  • C. Bình C.         
  • D. Bình D.

Câu 6: Để xác định nhiệt dung riêng của nước bằng thí nghiệm thì không cần đo đại lượng nào sau đây?

  • A. Nhiệt độ nước sau khi đun.
  • B. Thời gian đun nước.
  • C. Công suất dòng điện.
  • D. Cường độ dòng điện.

Câu 7: Nhiệt lượng cần để làm nóng 1 kg rượu lên thêm 10C khác với nhiệt lượng cần để làm nóng 1 kg nhôm lên 10C. Đại lượng nào có thể dùng để mô tả sự khác biệt như trên của các chất khác nhau?

  • A. Nhiệt hóa hơi riêng.
  • B. Nhiệt lượng riêng.
  • C. Nhiệt dung riêng.
  • D. Nhiệt nóng chảy riêng.

Câu 8: Một lượng nước và một lượng rượu có thể tích bằng nhau được cung cấp các nhiệt lương tương ứng Q1 và Q2. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 và của rượu là 800 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.k và của rượu là 2500 J/kg.K. Để độ tăng nhiệt độ của nước và rượu bằng nhau thì

  • A. Q1 = Q2.
  • B. Q1 = 1,25Q2.
  • C. Q1 = 1,68Q2.
  • D. Q1 = 20Q2.

Câu 9: Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K. Cần cung cấp nhiệt lượng là bao nhiêu để làm nóng 300 g đồng từ 150C đến 600C?

  • A. 6840 kJ.
  • B. 6840 J.
  • C. 5130 kJ.
  • D. 5130 J.

Câu 10: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 300 g, chứa 0,5 lít nước có nhiệt độ 250C được đun trên bếp. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng để đun sôi ấm nước này là

  • A. 17,73 kJ.
  • B. 177,3 kJ.
  • C. 1773 J.
  • D. 177,3 J.

Câu 11: Người ta thực hiện thí nghiệm xác định nhiệt dung riêng của đồng với một miếng đồng kim loại có khối lượng 850 g. Lúc đầu, nhiệt độ của miếng đồng là 120C. Ghi lại thời gian từ khi bật bộ phận đốt nóng đến khi nhiệt độ miếng đồng tăng tới 300C. Sau đó, miếng đồng được làm nguội về nhiệt độ ban đầu và thí nghiệm được lặp lại nhưng thay đổi công suất đốt nóng. Kết quả đo được như sau

Công suất bộ phận đốt nóng (W)Thời gian đốt nóng (s)
40146

Nhiệt dung riêng của đồng là

  • A. 380 J/kg.K.
  • B. 880 J/kg.K.
  • C. 140 J/kg.K.
  • D. 800 J/kg.K.

Câu 12: Một người cọ xát một miếng sắt dẹt có khối lượng 100 g trên một tấm đá mài. Sau một khoảng thời gian, miếng sắt nóng thêm 100C. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 440 J/kg.K. Tính công mà người này đã thực hiện, giả sử rằng 30% công đó được dùng để làm nóng miếng sắt.

  • A. 1100 J.
  • B. 2070 J.
  • C. 2200 J.
  • D. 1040 J.

Câu 13: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,4 kg, chứa được 3 lít nước đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 740 kJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 800C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là

  • A. 320C.
  • B. 230C.
  • C. 280C.
  • D. 190C

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác