Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 12 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ trường là gì?

  • A. Dạng năng lượng truyền qua môi trường vật chất.
  • B. Dạng vật chất bao quanh dòng điện hoặc nam châm và tác dụng lực từ lên các vật mang dòng điện khác.
  • C. Hiện tượng dòng điện tác dụng lực lên hạt nhân.
  • D. Một loại sóng điện từ trong không gian.

Câu 2: Cảm ứng từ có đơn vị là gì?

  • A. Tesla (T)
  • B. Ampere (A)
  • C. Volt (V)
  • D. Joule (J)

Câu 3: Công thức tính từ thông là gì?

  • A. Φ=B⋅S⋅cosθ
  • B. Φ=B⋅S⋅sinθ
  • C. Φ=I⋅B⋅S
  • D. Φ=V⋅I⋅S

Câu 4: Tương tác nào dưới đây không được gọi là lực từ?

  • A. Giữa nam châm với nam châm.
  • B. Giữa nam châm với dòng điện.
  • C. Giữa dòng điện với dòng điện.
  • D. Giữa nam châm và miếng nhôm đặt cạnh dòng điện.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải của đường sức từ?

  • A. Các đường sức từ là những đường cong khép kín.
  • B. Nơi nào từ trường mạnh hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ dày hơn.
  • C. Tại mỗi điểm trong từ trường, có thể vẽ được vô số đường sức từ đi qua.
  • D. Nơi nào từ trường yếu hơn thì các đường sức từ vẽ thưa hơn.

Câu 6: Lực từ tác dụng lên một đoạn dây có dòng điện đặt trong từ trường đều không tỉ lệ với đại lượng nào sau đây?

  • A. Cường độ dòng điện trong đoạn dây.
  • B. Chiều dài của đoạn dây.
  • C. Góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
  • D. Cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.

Câu 7: Một đoạn dây dẫn đặt trong từ trường đều. Nếu tăng đồng thời chiều dài và cường độ dòng điện lên 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn sẽ

  • A. tăng 4 lần.
  • B. tăng 2 lần.
  • C. giảm 4 lần.
  • D. giảm 2 lần.

Câu 8: Giá trị tuyệt đối của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với cảm ứng từ B

  • A. tỉ lệ với số đường sức qua một đơn vị diện tích S.
  • B. tỉ lệ với độ lớn chu vi của diện tích S.
  • C. là giá trị của cảm ứng từ B tại nơi đặt điện tích S.
  • D. tỉ lệ với số đường sức qua diện tích S.

Câu 9: Từ thông có thể diễn tả

  • A. độ lớn của cảm ứng từ sinh ra bởi từ trường của một nam châm.
  • B. số đường sức từ xuyên qua một diện tích nào đó trong từ trường.
  • C. độ mạnh, yếu của từ trường tại một điểm.
  • D. mật độ các đường sức từ của một từ trường đều.

Câu 10: Đâu không phải quy tắc an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều?

  • A. Tuân thủ theo các biển báo an toàn điện.
  • B. Tránh lại gần những khu vực có điện thế nguy hiểm.
  • C. Kiểm tra, bảo trì các thiết bị điện hàng ngày.
  • D. Ngắt nguồn điện khi có thiên tai, sấm sét.

Câu 11: Phần cảm của một máy phát điện xoay chiều có p cặp cực, quay với tốc độ n vòng/giây. Tần số của suất điện động xoay chiều mà máy tạo ra là

  • A. n/p.
  • B. p.n.
  • C. p/n.
  • D. pn/60.

Câu 12: Lõi biến áp thường làm bằng

  • A. lá thép hoặc bạc.
  • B. lá sắt hoặc bạc pha silicon.
  • C. lá nhôm hoặc sắt.
  • D. lá sắt hoặc thép pha silicon.

Câu 13: Lõi biến áp được ghép như nào để giảm hao phí điện năng do dòng điện Foucault?

  • A. Ghép cách điện với nhau.
  • B. Ghép sát nhau.
  • C. Ghép cách nhau khoảng vài cm.
  • D. Ghép đối xứng nhau.

Câu 14: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện điện từ trường?

  • A. Xung quanh điện tích đứng yên.
  • B. Xung quanh tia lửa điện.
  • C. Xung quanh một ống dây điện.
  • D. Xung quanh dòng điện không đổi.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về điện từ trường?

  • A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.
  • B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.
  • C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín.
  • D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.

Câu 16: Số proton có trong hạt nhân oxygen TRẮC NGHIỆM

  • A. 8.
  • B. 10.
  • C. 18.
  • D. 26.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc hạt nhân?

  • A. Hạt nhân được tạo thành bởi nucleon.
  • B. Khối lượng nguyên tử gần như tập trung toàn bộ ở hạt nhân.
  • C. Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có cùng số khối và khác số proton.
  • D. Đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là amu.

Câu 18: Phản ứng hạt nhân là gì?

  • A. Là quá trình biến đổi hạt nhân này thành hạt nhân khác.
  • B. Là quá trình biến đổi của các nguyên tố hóa học.
  • C. Là sự phân hủy hạt nhân trong nguyên tử.
  • D. Là sự biến đổi của proton và neutron trong nguyên tử.

Câu 19: Năng lượng tối thiểu dùng để tách toàn bộ số nucleon ra khỏi hạt nhân được gọi là gì?

  • A. Bảo toàn năng lượng.
  • B. Năng lượng ion hóa.
  • C. Năng lượng liên kết riêng.
  • D. Năng lượng liên kết hạt nhân.

Câu 20: Trong các biện pháp sau đây:

1. Đảm bảo thời gian phơi nhiễm thích hợp.

2. Giữ khoảng cách thích hợp đến nguồn phóng xạ.

3. Sử dụng thuốc tân dược thích hợp.

4. Sử dụng lớp bảo vệ thích hợp.

Những biện pháp nào cần được thực hiện để đảm bảo an toàn phóng xạ?

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 2, 3, 4.
  • C. 1, 2, 4.
  • D. 1, 3, 4.

Câu 21: Năng lượng tỏa ra trong các phản ứng hạt nhân thường được chuyển hóa thành năng lượng nào?

  • A. Nhiệt năng.
  • B. Điện năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Cơ năng.

Câu 22: Hệ thống khai thác năng lượng hạt nhân có thể hoạt động trong bao lâu thì cần bổ sung nhiên liệu?

  • A. Trong thời gian ngắn.
  • B. Trong thời gian dài.
  • C. Trong khoảng vài tiếng.
  • D. Hàng ngày.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác