Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 12 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hạt nhân được cấu tạo từ các hạt nào?

  • A. Proton và neutron.
  • B. Electron và proton.
  • C. Neutron và electron.
  • D. Photon và proton.

Câu 2: Năng lượng liên kết của hạt nhân được tính bằng gì?

  • A. Công thức Einstein: E=Δm.c2.
  • B. Công thức Joule: E=F.d.
  • C. Công thức Newton: F=m.a.
  • D. Công thức Planck: E=h.f. 

Câu 3: Phóng xạ là gì?

  • A. Sự phát xạ tự nhiên của các hạt nhân không bền vững.
  • B. Sự phát xạ ánh sáng từ các vật sáng.
  • C. Sự biến đổi cấu trúc của nguyên tử.
  • D. Sự hấp thụ năng lượng từ sóng điện từ.

Câu 4: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?

  • A. Dòng điện không đổi.
  • B. Hạt mang điện chuyển động.
  • C. Hạt mang điện đứng yên.
  • D. Nam châm chữ U.

Câu 5: Đường sức từ có dạng là những đường thẳng song song và cách đều nhau xuất hiện ở

  • A. xung quanh dòng điện tròn.
  • B. xung quanh thanh nam châm thẳng.
  • C. bên trong của nam châm chữ U.
  • D. xung quanh dòng điện thẳng.

Câu 6: Đơn vị của cảm ứng từ là

  • A. Vôn/mét (V/m).
  • B. Ampe (A).
  • C. Niuton (N).
  • D. Tesla (T).

Câu 7: Vecto cảm ứng từ TRẮC NGHIỆM của từ trường tại một điểm có phương

  • A. trùng với phương của nam châm thử đặt tại điểm đó.
  • B. vuông góc với phương của nam châm thử đặt tại điểm đó.
  • C. vuông góc với dây dẫn.
  • D. song song với dây dẫn.

Câu 8: Từ thông phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây ?

  • A. Điện trở suất dây dẫn làm khung.
  • B. Đường kính dây dẫn làm khung.
  • C. Hình dạng và kích thước của khung dây dẫn.
  • D. Điện trở của dây dẫn.

Câu 9: Đặt một vòng dây có diện tích 10 cm2 trong một từ trường đều có các vecto cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây và độ lớn 0,2 T. Từ thông qua các vòng dây có độ lớn là

  • A. 0 Wb.
  • B. 2 T/cm2.
  • C. 2.10 -4 Wb.
  • D. 0,02 T/cm2.

Câu 10: Máy phát điện xoay chiều được cấu tạo như thế nào?

  • A. Gồm hai bộ phận chính là phần cảm và phần ứng.
  • B. Gồm hai bộ phận chính là phần điện và phần từ.
  • C. Gồm hai bộ phận chính là phần cảm và phần điện.
  • D. Gồm hai bộ phận chính là phần từ và phần điện.

Câu 11: Phần cảm trong máy phát điện xoay chiều được làm từ

  • A. cuộn dây dẫn.
  • B. dây dẫn thẳng.
  • C. nam châm điện.
  • D. kim nam châm.

Câu 12: Dây đàn ghi ta điện được làm từ vật liệu gì?

  • A. Thép.
  • B. Nhôm.
  • C. Đồng.
  • D. Nhựa.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về máy biến áp?

  • A. Gồm hai cuộn dây có cùng số vòng dây.
  • B. Các cuộn dây thường làm bằng đồng, có phủ lớp cách điện.
  • C. Hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • D. Cuộn dây nối với tải tiêu thụ điện năng được gọi là cuộn thứ cấp.

Câu 14: Sóng điện từ là gì?

  • A. Là quá trình lan truyền cảm ứng điện từ trong không gian.
  • B. Là quá trình biến thiên giá trị điện trường trong không gian.
  • C. Là quá trình biến thiên giá trị lự từ trong không gian.
  • D. Là quá trình lan truyền điện từ trường trong không gian.

Câu 15: Trong thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ, trường hợp nào thì trong ống dây xuất hiện dòng điện cảm ứng?

  • A. Khi cho nam châm đứng yên bên trong ống dây.
  • B. Khi cho nam châm đứng yên gần ống dây.
  • C. Khi cho nam châm rơi qua ống dây.
  • D. Khi cho nam châm xoay xung quanh bên ngoài ống dây.

Câu 16: Trong kí hiệu hạt nhân, đại lượng N = A – Z cho biết số lượng của loại hạt nào trong hạt nhân?

  • A. Electron.
  • B. Số khối.
  • C. Proton.
  • D. Neutron.

Câu 17: Hạt nhân nguyên tử có thể được cấu tạo từ

  • A. nucleon, electron.
  • B. proton, electron.
  • C. neutron, electron.
  • D. proton, neutron.

Câu 18: Phản ứng tổng hợp hạt nhân là gì?

  • A. Là phản ứng hạt nhân trong đó hai hay nhiều hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn.
  • B. Là phản ứng hạt trong đó hạt nhân phân hạch ra các phân tử nhỏ hơn.
  • C. Là phản ứng hạt trong đó hạt nhân phân rã ra các phân tử nhỏ hơn.
  • D. Phản ứng trong đó một hạt nhân nặng hợp nhất với một hạt nhân nhẹ để tạo ra hạt nhân mới.

Câu 19: Lực hạt nhân là gì?

  • A. Lực điện.
  • B. Lực từ.
  • C. Lực tương tác giữa các nucleon.
  • D. Lực tương tác giữa proton và electron.

Câu 20: Tia phóng xạ không có tính chất nào dưới đây?

  • A. Ion hóa.
  • B. Làm đen kính ảnh.
  • C. Nhìn thấy được.
  • D. Phá hủy tế bào.

Câu 21: Vật liệu chứa chất thải hạt nhân cần có đặc điểm gì?

  • A. Cần có độ bền rất cao.
  • B. Cần chịu được nhiệt độ cao.
  • C. Có tính đàn hồi.
  • D. Có thể thấm nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác