Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 12 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đàn ghi ta điện hoạt động dựa trên hiện tượng vật lí nào?

  • A. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • B. Hiện tượng quang điện.
  • C. Hiện tượng từ trường xoay chiều.
  • D. Hiện tượng sóng âm.

Câu 2: Trong máy phát điện xoay chiều, suất điện động cảm ứng tỉ lệ với gì?

  • A. Tốc độ quay của roto.
  • B. Nhiệt độ của dây dẫn.
  • C. Khối lượng của dây dẫn.
  • D. Điện trở của mạch ngoài.

Câu 3: Sóng điện từ là gì?

  • A. Sóng cơ học lan truyền trong không khí.
  • B. Sóng do dao động của điện từ trường.
  • C. Sóng cơ học lan truyền qua nước.
  • D. Sóng được tạo ra bởi các hạt electron.

Câu 4: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?

  • A. Một miếng nhôm.
  • B. Một khung dây có dòng điện chạy qua.
  • C. Một nam châm thẳng.
  • D. Một kim nam châm.

Câu 5: Đường sức từ được tạo bởi nam châm thẳng có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Là đường thẳng song song với trục nam châm, hướng từ cực Bắc đến cực Nam.
  • B. Là đường khép kín, đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.
  • C. Là đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục của thanh nam châm.
  • D. Là đường tròn nằm trong mặt phẳng chứa trục của thanh nam châm.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về lực từ?

  • A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có phương vuông góc với dòng điện.
  • B. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái.
  • C. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có điểm đặt tại trung điểm của đoạn dây mang dòng điện.
  • D. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn tỉ lệ nghịch với độ lớn cảm ứng từ B.

Câu 7: Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện có cường độ I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Lực từ F tăng khi cường độ dòng điện I tăng.
  • B. Lực từ F giảm khi cường độ dòng điện I tăng.
  • C. Lực từ luôn bằng 0 khi cường độ dòng điện I thay đổi.
  • D. Lực từ đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.

Câu 8: Đơn vị đo của từ thông là gì?

  • A. Tesla (T).
  • B. Niuton (N).
  • C. Weber (Wb).
  • D. Vôn (V).

Câu 9: Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn được gọi là gì?

  • A. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • B. Từ thông.
  • C. Lực từ.
  • D. Suất điện động cảm ứng.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về máy phát điện xoay chiều?

  • A. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là làm từ thông qua khung dây dẫn không thay đổi theo thời gian.
  • B. Trong y học, dòng điện xoay chiều được dùng để vận hành các thiết bị y tế.
  • C. Dòng điện xoay chiều có ưu thế trong việc truyền tải điện năng đi xa nên được sử dụng phổ biến.
  • D. Phần ứng trong máy phát điện xoay chiều là các cuộn dây dẫn.

Câu 11: Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

  • A. Hiện tượng từ thông.
  • B. Hiện tượng quang điện ngoài.
  • C. Hiện tượng suất điện động cảm ứng.
  • D. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 12: Cuộn sơ cấp của máy biến áp được nối với

  • A. nguồn điện một chiều.
  • B. nguồn điện xoay chiều.
  • C. tải tiêu thụ điện.
  • D. cuộn dây.

Câu 13: Dòng điện cảm ứng trong ghi ta điện được đến đâu để có thể nghe được âm thanh?

  • A. Máy hạ áp.
  • B. Máy tăng áp.
  • C. Máy tăng âm.
  • D. Máy hạ âm.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng điện từ và sóng cơ?

  • A. Đều mang theo năng lượng.
  • B. Đều truyền được trong chân không.
  • C. Đều tuân theo quy luật truyền thẳng
  • D. Đều tuân theo quy luật phản xạ, khúc xạ.

Câu 15: Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện

  • A. lực từ.
  • B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • C. điện trường xoáy.
  • D. điện từ trường.

Câu 16: Số neutron có trong hạt nhân iodine TRẮC NGHIỆM

  • A. 53.
  • B. 78.
  • C. 131.
  • D. 184.

Câu 17: Cho hạt nhân TRẮC NGHIỆM Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Hạt nhân X có Z proton.
  • B. Hạt nhân X có Z neutron.
  • C. Hạt nhân X có (A – Z) neutron.
  • D. Hạt nhân X có số khối là A.

Câu 18: Mức độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào đại lượng vật lí nào?

  • A. Năng lượng liên kết.
  • B. Độ hụt khối.
  • C. Năng lượng liên kết riêng.
  • D. Số khối và số neutron.

Câu 19: Năng lượng E và khối lượng m tương ứng của cùng một vật được liên hệ với nhau bởi hệ thức nào?

  • A. E = mc.
  • B. E = mc2.
  • C. E = m2c.
  • D. E = m/c. 

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng tia phóng xạ và nguyên tắc an toàn phóng xạ?

  • A. Nếu thâm nhập vào cơ thể chúng ta, chất phóng xạ α sẽ gây nguy hại nhiều hơn so với chất phóng xạ γ.
  • B. Khi phát hiện ô nhiễm phóng xạ, ta cần thông báo ngay với người phụ trách an toàn phóng xạ hoặc chính quyền địa phương.
  • C. Các tia phóng xạ có thể gây tác động mạnh tới tế báo của con người cũng như sinh vật.
  • D. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo những người làm việc với các nguồn phóng xạ nên khám sức khỏe định kì 2 năm một lần.

Câu 21: Bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân là gì?

  • A. Lò phản ứng hạt nhân.
  • B. Đường vào của nước làm mát.
  • C. Tháp làm mát.
  • D. Bộ phận sinh hơi.

Câu 22: Việc xử lí chất thải hạt nhân đòi hỏi điều gì?

  • A. Công nghệ phức tạp với chi phí thấp.
  • B. Công nghệ phức tạp với chi phí thấp.
  • C. Công nghệ đơn giản với chi phí thấp
  • D. Công nghệ phức tạp với chi phí cao.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác