Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lực liên kết giữa các phân tử là

  • A. lực đẩy.
  • B. lực hút.
  • C. lực hút và lực đẩy.
  • D. lực tương tác.

Câu 2: Sự hóa hơi có thể xảy ra dưới hình thức nào?

  • A. Bay hơi và sôi.
  • B. Bay hơi và nóng chảy.
  • C. Nóng chảy và thăng hoa.
  • D. Sôi và đông đặc.

Câu 3: Sự bay hơi xảy ra ở đâu?

  • A. Bên trong chất lỏng. 
  • B. Mặt thoáng của chất lỏng.
  • C. Đồng thời ở bên trong và trên mặt thoáng của chất lỏng.
  • D. Gần mặt thoáng chất lỏng.

Câu 4: Quá trình chuyển từ thể khí sang thể rắn được gọi là gì?

  • A. Ngưng kết.
  • B. Thăng hoa.
  • C. Nóng chảy.
  • D. Động đặc.

Câu 5: Chất rắn kết tinh khi đun nóng có thể chuyển thành

  • A. Thể khí.
  • B. Thể rắn.
  • C. Thể lỏng.
  • D. Thể lỏng và thể rắn.

Câu 6: Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không khác nhau về

  • A. khối lượng riêng.
  • B. khoảng cách giữa các phân tử (nguyên tử).
  • C. kích thước phân tử (nguyên tử).
  • D. vận tốc của các phân tử (nguyên tử).

Câu 7: Đông đặc và nóng chảy là hình thức chuyển thể giữa 

  • A. chất lỏng và chất khí.
  • B. chất lỏng và chất rắn.
  • C. chất khí và chất rắn.
  • D. chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Câu 8: Hãy chọn phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về

  • A. thể tích.
  • B. khối lượng riêng.
  • C. trật tự của các nguyên tử.
  • D. kích thước của các nguyên tử.

Câu 9: Ở nhiệt độ hàng triệu độ, chất sẽ tồn tại ở thể nào?

  • A. Rắn.
  • B. Lỏng.
  • C. Khí.
  • D. Plasma.

Câu 10: Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất không có nội dung nào sau đây?

  • A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
  • B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
  • C. Giữa các phân tử có lực liên kết phân tử.
  • D. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.

Câu 11: Trong công nghiệp, người ta có thể tạo ra các sản phẩm đúc kim loại bằng cách nấu chảy kim loại đổ vào khuôn. Trong quá trình này, kim loại đã xảy ra hình thức chuyển thể nào?

  • A. Đông đặc.
  • B. Ngưng kết.
  • C. Thăng hoa.
  • D. Nóng chảy.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí?

  • A. Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén.
  • B. Vật ở thể lỏng có thể tích và hình dạng riêng, dễ nén hơn vật ở thể rắn.
  • C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
  • D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.

Câu 13: Hình dưới là đồ thị sự thay đổi nhiệt độ của chất rắn kết tinh khi được làm nóng chảy? Giai đoạn c là giai đoạn nào trong quá trình nóng chảy?

  • A. Chất rắn chưa nóng chảy.
  • B. Chất rắn đã nóng chảy hoàn toàn.
  • C. Chất rắn đang nóng chảy.
  • D. Chất rắn đang nhận được nhiệt năng.

Câu 14: Một người thợ nấu chảy thép phế liệu trong một chiếc nồi kim loại. Để chế tạo gang, người đó bỏ thêm vào nồi thép nóng chảy đỏ rực đó một ít rơm. Kim loại làm nồi nấu phải có đặc điểm gì để không bị hòa tan với thép nóng chảy?

  • A. Phải có nhiệt độ hóa hơi cao hơn nhiệt độ của gang và thép.
  • B. Phải có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ của gang và thép.
  • C. Phải có nhiệt độ ngưng kết thấp hơn nhiệt độ của gang và thép.
  • D. Phải có nhiệt độ hóa hơi cao thấp nhiệt độ của gang và thép.

Câu 15: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ và các hình thái thời tiết. Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là do các hoạt động của con người, đặc biệt liên quan tới đốt các nguyên liệu hóa thạch làm tăng lượng khí nhà kính từ đó làm tăng nhiệt độ trái đất. Với tốc độ như hiện nay, nhiều tỉnh ven biển của Việt Nam sẽ bị xâm nhập mặn tăng, nhiều diện tích đất sẽ bị ngập nước mặn không còn sử dụng được nữa. Vì sao khi khi nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển sẽ dâng cao?

  • A. Nước biển sẽ giãn nở do nhiệt, một lượng nước băng ở hai cực trái đất cũng sẽ tan chảy.
  • B. Khí ở biển được nén với áp suất cao, khoảng cách giữa các nguyên tử giảm xuống, tương tác giữa các nguyên tử tăng lên, do đó không khí từ thể khí chuyển sang thể lỏng.
  • C. Nước biển sẽ nóng chảy và tăng cao.
  • D. Băng tan ở hai cực trái đất.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác