Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là công thức chuyển nhiệt độ từ thang Celsius sang thang Kelvin?

  • A. T (K) = t (0C) + 273.
  • B. T (K) = 1,8t (0C) + 32.
  • C. T (K) = t (0C) – 273.
  • D. T (K) = 1,8t (0C) – 32.

Câu 2: Nhiệt hóa hơi riêng của một chất lỏng là gì?

  • A. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
  • B. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
  • C. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
  • D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.

Câu 3: Đơn vị của nhiệt dung riêng là gì?

  • A. J/kg.
  • B. J/kg.K.
  • C. J.kg/K.
  • D. J/K.

Câu 4: Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là bao nhiêu?

  • A. 2,77.105 J/kg.
  • B. 3,34.105 J/kg.
  • C. 0,25.105 J/kg.
  • D. 1,80.105 J/kg.

Câu 5: Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất?

  • A. Nóng chảy.
  • B. Đông đặc.
  • C. Hóa hơi.
  • D. Ngưng tụ.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt dung riêng của một chất?

  • A. Được đo bằng đơn vị J/kg.K.
  • B. Nhiệt dung riêng được kí hiệu là Q.
  • C. Nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt độ của vật là: Q = mcΔt.
  • D. Vật làm bằng chất có nhiệt dung riêng nhỏ thì dễ nóng lên và cũng dễ nguội đi.

Câu 7: Kết luận nào dưới đây không đúng khi nói về thang nhiệt độ Celsius?

  • A. Kí hiệu của nhiệt độ là t.
  • B. Đơn vị đo nhiệt độ là 0C.
  • C. 10C tương đương với 273 K.
  • D. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là 00C.

Câu 8: Hệ thức nào sau đây mô tả quá trình vật vừa nhận nhiệt lượng, vừa nhận công từ vật khác?

  • A. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0.     
  • B. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0.
  • C. ΔU = A + Q khi Q < 0 và A > 0.     
  • D. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A > 0.

Câu 9: Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất không có nội dung nào sau đây?

  • A. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.
  • B. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
  • C. Các phân tử chuyển động không ngừng.
  • D. Giữa các phân tử có lực liên kết phân tử. 

Câu 10: Hình dưới là đồ thị sự thay đổi nhiệt độ của chất rắn kết tinh khi được làm nóng chảy? Giai đoạn c là giai đoạn nào trong quá trình nóng chảy?

  • A. Chất rắn chưa nóng chảy.
  • B. Chất rắn đã nóng chảy hoàn toàn.
  • C. Chất rắn đang nóng chảy.
  • D. Chất rắn đang nhận được nhiệt năng.

Câu 11: Thực hiện công 400 J để nén khí trong một xilanh thì khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng là 40 J. Độ thay đổi nội năng của khí trong xilanh là

  • A. 440 J.
  • B. 360 J.
  • C. 40 J.
  • D. 400 J.

Câu 12: Một lượng nước và một lượng rượu có thể tích bằng nhau được cung cấp các nhiệt lương tương ứng Q1 và Q2. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 và của rượu là 800 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.k và của rượu là 2500 J/kg.K. Để độ tăng nhiệt độ của nước và rượu bằng nhau thì

  • A. Q1 = Q2.
  • B. Q1 = 1,25Q2.
  • C. Q1 = 1,68Q2.
  • D. Q1 = 20Q2.

Câu 13: Một vật được làm lạnh từ 1000C xuống 00C. Theo thang nhiệt độ Kelvin, vật này đã giảm đi bao nhiêu độ?

  • A. 273 K.
  • B. 136,5 K.
  • C. 32 K.
  • D. 50 K..

Câu 14: Một người thợ rèn nhúng một con dao rựa bằng thép có khối lượng 800 g ở nhiệt độ 8000C vào trong bể nước lạnh để làm tăng độ cứng của lưỡi dao. Nước trong bể có thể tích 300 lít và có nhiệt độ bằng với nhiệt độ ngoài trời là 300C. Biết nhiệt dung riêng của thép và nước lần lượt là 460 J/kg.K và 4200 J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho thanh bể và môi trường bên ngoài. Nhiệt độ của nước khi có sự cân bằng nhiệt là

  • A. 30,220C.
  • B. 30,500C.
  • C. 31,810C.
  • D. 32,050C.

Câu 15: Một ấm đun nước có công suất 500 W chứa 500 g nước ở nhiệt độ 300C. Cho nhiệt dung riêng của nước nước là 4200 J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,26.106 J/kg. Thời gian cần thiết để đun nước trong ấm đạt đến nhiệt độ sôi là

  • A. 100 s.
  • B. 194 s.
  • C. 200 s.
  • D. 294 s.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác