Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 9: Định luật Boyle

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 9: Định luật Boyle có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lượng khí ở trạng thái cân bằng khi nào?

  • A. Khi thể tích, nhiệt độ của khối khí thay đổi và áp suất không đổi.
  • B. Khi thể tích, áp suất khối khí thay đổi và nhiệt độ không đổi.
  • C. Khi áp suất, nhiệt độ khối khí thay đổi và thể tích không đổi.
  • D. Khi thể tích, nhiệt độ và áp suất của khối khí không thay đổi.

Câu 2: Thể tích, áp suất và nhiệt độ của một lượng khí được gọi là gì?

  • A. Thông số trạng thái.
  • B. Hằng số trạng thái.
  • C. Hệ số trạng thái.
  • D. Biến số trạng thái.

Câu 3: Khí chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng

  • A. quá trình thay đổi thông số.
  • B. quá trình biến đổi trạng thái.
  • C. quá trình biểu diễn trạng thái.
  • D. quá trình thay đổi năng lượng.

Câu 4: Đẳng quá trình là gì?

  • A. Là quá trình chỉ có hai thông số biến đổi còn một thông số không đổi.
  • B. Là quá trình chỉ có một thông số biến đổi còn hai thông số không đổi.
  • C. Là quá trình cả ba thông số đều thay đổi.
  • D. Là quá trình cả ba thông số đều không đổi.

Câu 5: Quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí xác định khi nhiệt độ giữ không đổi được gọi là gì?

  • A. Quá trình đẳng áp.
  • B. Quá trình đẳng tích.
  • C. Quá trình đẳng áp hoặc đẳng tích.
  • D. Quá trình đẳng nhiệt.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nội dung định luật Boyle?

  • A. Khi nhiệt độ của một lượng khí xác định giữ không đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ thuận với thể tích của nó.
  • B. Khi nhiệt độ của một lượng khí thay đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ thuận với thể tích của nó.
  • C. Khi nhiệt độ của một lượng khí xác định giữ không đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó.
  • D. Khi nhiệt độ của một lượng khí thay đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó.

Câu 7: Hệ thức đúng của định luật Boyle là

  • A. p1V2 = p2V1.
  • B. p/V = hằng số.
  • C. V/p = hằng số.
  • D. pV = hằng số.

Câu 8: Hệ thức nào sau đây không đúng với định luật Boyle?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D. p1V1 = p2V2.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định?

  • A. Đồ thị biểu diễn p – V là một nhánh của đường hypebol.
  • B. Tích của áp suất và thể tích là một hằng số.
  • C. Đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí ứng với các nhiệt khác nhau thì khác nhau.
  • D. Áp suất tỉ lệ thuận với thể tích.

Câu 10: Hình nào dưới đây mô tả quá trình đẳng nhiệt của một khối lượng khí xác định?

  • A.
  • B.
  • C. 
  • D.

Câu 11: Nén đẳng nhiệt một khối khí từ 10 lít xuống còn 5 lít. Áp suất của khối khí sau khi nén đã thay đổi như thế nào?

  • A. Giảm 2 lần.
  • B. Tăng 2 lần.
  • C. Giảm 4 lần.
  • D. Tăng 4 lần.

Câu 12: Một khối khí xác định dãn nở đẳng nhiệt từ thể tích ban đầu 2 lít đến 6 lít thì áp suất khối khí đã giảm đi một lượng 90 kPa. Áp suất ban đầu của khối khí là

  • A. 135 kPa.
  • B. 120 kPa.
  • C. 270 kPa.
  • D. 30 kPa.

Câu 13: Một quả bóng có chứa 0,02 m3 khí ở áp suất 100 kPa. Nếu giảm thể tích quả bóng xuống còn 0,005 m3 ở nhiệt độ không đổi thì áp suất khí trong quả bóng là

  • A. 75 kPa.
  • B. 300 kPa.
  • C. 400 kPa.
  • D. 25 kPa.

Câu 14: Một lượng khí ở 200C có thể tích 2 m2 và áp suất 3 atm. Người ta nén đẳng nhiệt lượng khí này đến áp suất 5 atm. Thể tích khí sau khi nén là

  • A. 0,8 kPa.
  • B. 0,8 atm.
  • C. 1,2 kPa.
  • D. 1,2 atm.

Câu 15: Một lượng khí lí tưởng khi áp suất tăng 1,5.105 Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất lượng khí này tăng 3.105 Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ của quá trình không đổi. Áp suất ban đầu của lượng khí này là

  • A. 3.105 Pa.
  • B. 6.105 Pa.
  • C. 9.105 Pa.
  • D. 7.105 Pa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác