Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 12 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo mô hình động học phân tử, áp suất khí được gây ra bởi:

  • A. Các phân tử khí va chạm vào nhau.
  • B. Các phân tử khí va chạm vào thành bình chứa.
  • C. Chuyển động quay của phân tử.
  • D. Lực hấp dẫn giữa các phân tử.

Câu 2: Quá trình nào dưới đây là quá trình chuyển thể?

  • A. Sự oxi hóa của kim loại
  • B. Nước đông đặc thành đá
  • C. Ánh sáng phân tách thành quang phổ
  • D. Dòng điện chạy trong dây dẫn

Câu 3: Nội năng của một hệ phụ thuộc vào:

  • A. Khối lượng của hệ.
  • B. Trạng thái của hệ.
  • C. Thời gian hệ tồn tại.
  • D. Áp suất bên ngoài hệ.

Câu 4: Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất không có nội dung nào sau đây?

  • A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
  • B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
  • C. Giữa các phân tử có lực liên kết phân tử.
  • D. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.

Câu 5:Hình dưới là đồ thị sự thay đổi nhiệt độ của chất rắn kết tinh khi được làm nóng chảy? Giai đoạn c là giai đoạn nào trong quá trình nóng chảy?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Chất rắn chưa nóng chảy.
  • B. Chất rắn đã nóng chảy hoàn toàn.
  • C. Chất rắn đang nóng chảy.
  • D. Chất rắn đang nhận được nhiệt năng.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng?

  • A. Nội năng là một dạng năng lượng.
  • B. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.
  • C. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
  • D. Nội năng là nhiệt lượng.

Câu 7: Cung cấp nhiệt lượng 3,5 J cho một khối khí trong một xilanh nằm ngang. Chất khí nở ra và đẩy pít-tông đi một đoạn 5 cm. Biết lực ma sát giữa pít-tông và xilanh là 30 N, coi pít-tông chuyển động thẳng đều. Độ biến thiên nội năng của khối khí là

  • A. 5 J.
  • B. 2 J.
  • C. 1,5 J.
  • D. 3,5 J.

Câu 8: Kết luận nào dưới đây không đúng khi nói về thang nhiệt độ Kelvin?

  • A. Kí hiệu của nhiệt độ là T.
  • B. Nhiệt độ không tuyệt đối, được định nghĩa là 0 K.
  • C. Nhiệt độ điểm ba của nước, được định nghĩa là 273,16 K.
  • D. Mỗi độ chia trong thang nhiệt độ Kelvin có độ lớn bằng 1/100 khoảng cách giữa hai nhiệt độ mốc của thang nhiệt độ này.

Câu 9: Nhiệt độ sôi của thủy ngân trong thang nhiệt độ Kelvin là

  • A. 505 K.
  • B. 630 K.
  • C. 273 K.
  • D. 90 K.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt dung riêng của một chất?

  • A. Được đo bằng đơn vị J/kg.K.
  • B. Nhiệt dung riêng được kí hiệu là Q.
  • C. Nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt độ của vật là: Q = mcΔT.
  • D. Vật làm bằng chất có nhiệt dung riêng nhỏ thì dễ nóng lên và cũng dễ nguội đi.

Câu 11: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng 25 lít nước từ 250C đến 600C là

  • A. 3 675 000 J.
  • B. 2 200 000 J.
  • C. 1 837 000 J.
  • D. 4 180 000 J.

Câu 12: Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là bao nhiêu?

  • A. 2,77.105 J/kg.
  • B. 3,34.105J/kg.
  • C. 0,25.105 J/kg.
  • D. 1,80.105 J/kg.

Câu 13: Để xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước bằng thí nghiệm thì không cần đo đại lượng nào sau đây?

  • A. Nhiệt độ nước sau khi đun.
  • B. Thời gian đun nước.
  • C. Công suất dòng điện.
  • D. Khối lượng chất cần đo trong thí nghiệm.

Câu 14: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2260.106 J/kg có nghĩa là gì?

  • A. 1 kg nước sẽ tỏa ra nhiệt lượng 2260.106 J khi hóa hơi hoàn toàn.
  • B. 1 kg nước cần thu nhiệt lượng 2260.106 J để hóa lỏng.
  • C. 1 kg nước tỏa ra nhiệt lượng 2260.106 J khi hóa hơi hoàn toàn.
  • D. 1 kg nước cần thu nhiệt lượng 2260.106 J để hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.

Câu 15: Thực hiện công 400 J để nén khí trong một xilanh thì khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng là 40 J. Độ thay đổi nội năng của khí trong xilanh là

  • A. 440 J.
  • B. 360 J.
  • C. 40 J.
  • D. 400 J.

Câu 16: Thí nghiệm chuyển động Brown trong không khí là cơ sở để đưa ra nội dung nào trong mô hình động học phân tử chất khí?

  • A. Kích thước của các phân tử khí rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
  • B. Phân tử khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng.
  • C. Khi chuyển động các phân tử khí va chạm với nhau và với thành bình.
  • D. Chuyển động của phân tử khí càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao.

Câu 17: Cho một khối khí dãn nở đẳng áp từ nhiệt độ t1 = 200C đến nhiệt độ t2 = 980C, thể tích khối khí tăng thêm 1,2 lít. Thể tích khối khí sau khi dãn nở là

  • A. 1,5 lít.
  • B. 4,2 lít.
  • C. 2,1 lít.
  • D. 5,7 lít.

Câu 18: Tăng đồng thời nhiệt độ và áp suất của một khối khí lí tưởng từ 270C lên 1770C và từ 100 kPa lên 300 kPa. Khối lượng riêng của khối khí thay đổi như thế nào?

  • A. Tăng 2 lần.
  • B. Tăng 3 lần.
  • C. Giảm 3 lần.
  • D. Giảm 4 lần.

Câu 19: Một bình kín có thể tích không đổi chứa một khối lượng khí m = 1 kg ở áp suất p1 = 107 Pa. Lất ở bình ra một lượng khí cho tới khi áp suất của khí còn lại trong bình là p2 = 2,5.106 Pa. Biết nhiệt độ khí không đổi. Khối lượng khí được lấy ra khỏi bình là

  • A. 0,75 kg.
  • B. 1,5 kg.
  • C. 1,75 kg.
  • D. 0,5 kg.

Câu 20: Coi các phân tử khí là giống nhau. Trung bình của bình phương tốc độ trong chuyển động nhiệt của phân tử khí helium có khối lượng mol là 4g.mol ở nhiệt độ 320 K là

  • A. 244 120.
  • B. 976.
  • C. 97 648.
  • D. 81 373.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác