Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Vật lí nhiệt (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Vật lí nhiệt (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để mô tả cấu trúc và giải thích một số tính chất của chất rắn, chất lỏng, chất khí người ta sử dụng mô hình nào?

  • A. Mô hình động học phân tử.
  • B. Mô hình vật chất.
  • C. Mô hình nguyên tử Rutherford.
  • D. Mô hình toán học.

Câu 2: Ở thể khí, khoảng cách giữa các phân tử

  • A. rất gần nhau.
  • B. xa nhau
  • C. rất lớn so với kích thước phân tử.
  • D. gần nhau.

Câu 3: Ở nhiệt độ khoảng 270C các phân tử hydrogen chuyển động với tốc độ khoảng

  • A. 500 m/s.
  • B. 900 m/s.
  • C. 1 500 m/s.
  • D. 1 900 m/s.

Câu 4: Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không khác nhau về

  • A. khối lượng riêng.
  • B. khoảng cách giữa các phân tử (nguyên tử).
  • C. kích thước phân tử (nguyên tử).
  • D. vận tốc của các phân tử (nguyên tử).

Câu 5: Muối ăn có cấu trúc tinh thể gồm các ion Na+ và Cl- có vị trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương. Mỗi ion trong tinh thể muối ăn dao động như thế nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Dao động với biên độ nhỏ quanh vị trí cân bằng cố định.
  • B. Dao động quanh vị trí cân bằng có thể dịch chuyển.
  • C. Dao động không ngừng về mọi phía.
  • D. Dao động hỗn loạn.

Câu 6: Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thể khí rất nhanh ở điều kiện thông thường. Tại sao khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó?

  • A. Vì cồn lấy đi nhiệt độ từ cơ thể để chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
  • B. Vì cồn không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
  • C. Vì nhiệt độ hóa hơi của cồn cao hơn nhiệt độ cơ thể.
  • D. Vì có sự truyền nhiệt giữa cồn và môi trường.

Câu 7: Nội năng của một vật là

  • A. tổng động năng và thế năng của vật.
  • B. tồng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
  • D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.

Câu 8: 0 K là nhiệt độ mà ở đó tất cả các vật có nội năng

  • A. lớn nhất.
  • B. tối thiểu.
  • C. bằng nhau.
  • D. bằng không. 

Câu 9: Đơn vị của nội năng là gì?

  • A. Niu-tơn (N).
  • B. Jun (J).
  • C. Oát (W).
  • D. Vôn (V).

Câu 10: Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý một nhiệt động lực học ?

  • A. ∆U = A + Q.
  • B. ∆U = Q.
  • C. ∆U = A.
  • D. A + Q = 0.

Câu 11: Gọi D1, D2, D3 và D4 lần lượt là khối lượng riêng của các vật làm bằng thiếc, nhôm, sắt và niken. Biết D2 < D1 < D3 < D4. Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi bốn vật có cùng thể tích và cùng hình dạng từ cùng một độ cao xuống đất? Coi như toàn bộ độ giảm cơ năng chuyển hết thành nội năng của vật. 

  • A. Vật bằng thiếc.
  • B. Vật bằng nhôm.
  • C. Vật bằng niken.
  • D. Vật bằng sắt.

Câu 12: Quy ước dấu nào sau đây phù hợp với định luật I của nhiệt động lực học?

  • A. Vật thực hiện công: A < 0; vật truyền nhiệt lượng: Q > 0.
  • B. Vật thực hiện công: A > 0; vật truyền nhiệt lượng: Q < 0.
  • C. Vật nhận công: A < 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0.
  • D. Vật nhận công: A > 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0.

Câu 13: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức ΔU = A + Q phải có giá trị nào sau đây?

  • A. Q < 0 và A > 0.
  • B. Q > 0 và A > 0.
  • C. Q > 0 và A < 0.
  • D. Q < 0 và A < 0.

Câu 14: Nội năng của khối khí tăng 10J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 30J. Khi đó khối khí đã

  • A. sinh công là 40J.
  • B. nhận công là 20J.
  • C. thực hiện công là 20J.
  • D. nhận công là 40J.

Câu 15: Hệ thức ∆U = A + Q với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí ?

  • A. Nhận công và tỏa nhiệt.
  • B. Nhận nhiệt và sinh công.
  • C. Tỏa nhiệt và nội năng giảm.
  • D. Nhận công và nội năng giảm.

Câu 16: Một khối khí được truyền một nhiệt lượng 2000 J thì khối khí dãn nở và thực hiện được một công 1500 J. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.

  • A. 500 J.
  • B. 3 500 J.
  • C. – 3 500 J.
  • D. – 500 J.

Câu 17: Một ấm đun nước bằng nhôm có m = 350g, chứa 2,75kg nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 650 kJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 60°C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của ấm, biết cAl = 880 J/kg.K, cnước = cn = 4190 J/kg.K.

  • A. 20°C
  • B. 5,1°C
  • C. 3,5°C
  • D. 6,5°C

Câu 18: Mỗi độ chia (1 °C) trong thang Celsius bằng X của khoảng cách giữa nhiệt độ tan chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (ở áp suất tiêu chuẩn). X là

  • A. 1/273,16.
  • B. 1/100.
  • C. 1/10.
  • D. 1/273,15.

Câu 19: Phần năng lượng nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn được gọi là

  • A. nhiệt độ.
  • C. nhiệt lượng.
  • B. năng lượng nhiệt.
  • D. nhiệt dung.

Câu 20: Nhiệt độ không tuyệt đối (0 K) là: 

  • A. Nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chất bằng không 
  • B. Nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chất là cao nhất 
  • C. Nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật đang giảm dần 
  • D. Nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật đang tăng dần 

Câu 21: Kết luận nào sau đây không đúng với thang nhiệt độ Celsius? 

  • A. Kí hiệu của nhiệt độ là t 
  • B. Đơn vị đo nhiệt độ là 0C
  • C. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là 
  • D. 10C tương ứng với 273 K 

Câu 22: Kết luận nào sau đây không đúng với thang nhiệt độ Kenlvin? 

  • A. Kí hiệu của nhiệt độ là T 
  • B. Đơn vị đo nhiệt độ là K
  • C. Chọn nhiệt độ nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi là 0 K 
  • D. 273 K tương ứng với 00C

Câu 23: Đổi đơn vị 320C ra đơn vị độ K?

  • A. 320C = 350K
  • B. 320C = 305K
  • C. 320C = 35K
  • D. 320C = 530K

Câu 24: Ba cốc thuỷ tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất?

  • A.Cốc A dễ vỡ nhất   
  • B.Cốc B dễ vỡ nhất 
  • C.Cốc C dễ vỡ nhất   
  • D.Không có cốc nào dễ vỡ

Câu 25: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2260.106 J/kg có nghĩa là gì?

  • A. 1 kg nước sẽ tỏa ra nhiệt lượng 2260.106 J khi hóa hơi hoàn toàn.
  • B. 1 kg nước cần thu nhiệt lượng 2260.106 J để hóa lỏng.
  • C. 1 kg nước tỏa ra nhiệt lượng 2260.106 J khi hóa hơi hoàn toàn.
  • D. 1 kg nước cần thu nhiệt lượng 2260.106 J để hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.

Câu 26: Một bình đựng nước ở TRẮC NGHIỆM. Người ta làm nước trong bình đông đặc lại bằng cách hút không khí và hơi nước trong bình ra ngoài. Lấy nhiệt nóng chảy riêng của nước là TRẮC NGHIỆM và nhiệt hoá hơi riêng ở nước là TRẮC NGHIỆM. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Tỉ số giữa khối lượng nước bị hoá hơi và khối lượng nước ở trong bình lúc đầu là

  • A. 0,12 .
  • B. 0,84 .
  • C. 0,16 .
  • D. 0,07 .

Câu 27: Xác định nhiệt lượng cần cung cấp để nung nóng chảy hoàn toàn 5 tạ đồng từ 350C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của đồng là 10850C, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.

  • A. 2,895.104 J.
  • B. 2,895.102 J.
  • C. 2,895.108 J.
  • D. 2,895.106 J.

Câu 28: Thời gian cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg đồng có nhiệt độ ban đầu 270C trong một lò nung điện có công suất 25 000 W là bao nhiêu? Lò nung này chỉ có 50% năng lượng tiêu thụ của lò được dùng vào việc làm đồng nóng lên và nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi. Biết nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của đồng là 10850C, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.

  • A. 41,9 s.
  • B. 23,3 s.
  • C. 46,6 s.
  • D. 83,7 s.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác