Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Cánh diều bài 3: Thang nhiệt độ

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 Cánh diều bài 3: Thang nhiệt độ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một hệ gồm hai vật, mỗi vật có nhiệt độ 30 °C. Nhiệt độ của hệ là

  • A. 10 °C.
  • В. 20 °C.
  • C. 30 °C.
  • D. 60 °C.

Câu 2: Giả sử một nhiệt kế thuỷ ngân bị mất thông số vạch chia độ. Ở áp suất tiêu chuẩn, để xác định lại vị trí vạch 0 °C trên nhiệt kế thì cần đặt nhiệt kế vào đối tượng nào dưới đây? Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn phát biểu đúng.

  • A. Ngăn đông của tủ lạnh.
  • B. Ngọn lửa của bếp gas.
  • C. Nước đá đang tan chảy.
  • D. Nước sôi.

Câu 3: Khi hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì năng lượng nhiệt sẽ truyền một cách tự phát từ

  • A. vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
  • B. vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
  • C. vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.
  • D. vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

Câu 4: Một vật có nhiệt độ theo thang Celsius là 0 °C. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin (làm tròn) là

  • Α. 0 Κ.
  • Β. 173 Κ.
  • C. 273 K.
  • D. 305 K.

Câu 5: Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau. Năng lượng nhiệt được truyền từ

  • A. vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
  • B. vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
  • C. vật ở trên cao sang vật ở dưới thấp.
  • D. vật ở dưới thấp sang vật ở trên cao.

Câu 6: Hai hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt thì

  • A. chúng nhất thiết phải ở cùng nhiệt độ.
  • B. chúng nhất thiết phải chứa cùng một lượng nhiệt.
  • C. chúng nhất thiết phải có cùng khối lượng.
  • D. chúng nhất thiết phải được cấu tạo từ cùng một chất.

Câu 7: Trong thang nhiệt độ Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273 K. Hỏi nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu K?

  • A. 0K
  • B. 373K
  • C. 173K
  • D. 100K

Câu 8: Nhiệt độ được dùng để xây dựng thang đo nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius là

  • A. nhiệt độ nóng chảy của sáp nến và nhiệt độ sôi của rượu.
  • B. nhiệt độ nóng chảy của sáp nến và nhiệt độ sôi của nước.
  • C. nhiệt độ nóng chảy của nước đá và nhiệt độ sôi của sáp nến.
  • D. nhiệt độ nóng chảy của nước đá và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết.

Câu 9: Một vật có nhiệt độ theo thang Fahrenheit là 95 °F. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin (làm tròn) là

  • Α. 35 Κ.
  • Β. 308 Κ.
  • C. 368 Κ.
  • D. 178 K.

Câu 10: Mối liên hệ giữa nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Celsius và nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Kelvin là

  • A. T(K) = t(°C)/273,15.
  • B. t(°C) = T(K) - 273,15.
  • C. t(°C) = T(K)/273,15.
  • D. t(°C) = 273,15 - T(Κ).

Câu 11: Cho biết mối liên hệ giữa thang nhiệt độ Celsius và thang nhiệt độ Fahrenheit là T (°F) = 1,81 (°C) + 32. Một vật có nhiệt độ theo thang Celsius là 52 °C. Nhiệt độ của vật theo thang Fahrenheit là

  • A. 125,6 °F.
  • B. 152,6 °F.
  • C. 126,5 °F.
  • D. 162,5 °F.

Câu 12: Các vật không thể có nhiệt độ thấp hơn

  • A. 5 °C.
  • C. -250 °C.
  • D. -273,15 °C.

Câu 13: Ở nhiệt độ không tuyệt đối, động năng chuyển động nhiệt của các phân tử

  • A. bằng không.
  • B. đạt giá trị cực đại.
  • C. đạt giá trị cực tiêu.
  • D. có giá trị khác không.

Câu 14: Một hệ gồm hai vật A và B có cùng nhiệt độ nhưng khối lượng vật A lớn gấp đôi khối lượng vật B. Cho hai vật tiếp xúc với nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường ngoài. Chọn đáp án đúng.

  • A. Nhiệt độ vật A giảm dần, nhiệt độ vật B tăng dần.
  • B. Nhiệt độ vật A tăng dần, nhiệt độ vật B giảm dần.
  • C. Nhiệt độ cả hai vật đều tăng.
  • D. Nhiệt độ cả hai vật đều không đổi.

Câu 15: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của Hà Nội như sau: Hà Nội: Nhiệt độ từ 19°C đến 28°C. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong thang nhiệt Kelvin?

  • A. Nhiệt độ từ 292 K đến 301 K.
  • B. Nhiệt độ từ 19 K đến 28 K.
  • C. Nhiệt độ từ 273 K đến 301 K.
  • D. Nhiệt độ từ 273 K đến 292 K

Câu 16: Điều nào sau đây đúng với nguyên lí truyền nhiệt:

  • A. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
  • B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
  • C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn.
  • D. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng cao hơn.

Câu 17: Nhiệt kế thuỷ ngân thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

  • A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
  • B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
  • C. Sự dẫn nở vì nhiệt của chất khí
  • D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất.

Câu 18: Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34°C và trên 42°C?

  • A. Nhiệt độ cơ thể người nằm trong khoảng từ 34°C đến 42°C.
  • B. Tiết kiệm chi phí làm nhiệt kế
  • C. Thiết kế ngắn gọn để mang tính thẩm mỹ
  • D. Để dễ dàng sử dụng đo nhiệt độ cơ thể người

Câu 19: Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. So sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên:

  • A. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
  • B. Nhiệt độ miếng đồng cao nhất rồi đến miếng nhôm, miếng chì. 
  • C. Nhiệt độ miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
  • D. Nhiệt độ ba miếng bằng nhau.

Câu 20: Quan sát các nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu thấy ở phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng

  • A. chứa lượng thủy ngân hoặc rượu khi dâng lên.
  • B. chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân hoặc rượu dâng lên.
  • C. phình ra cho cân đối nhiệt kế.
  • D. nhìn nhiệt kế đẹp hơn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác