Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Cánh diều bài 2: Định luật 1 của nhiệt động lực học

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 Cánh diều bài 2: Định luật 1 của nhiệt động lực học có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội năng của một vật phụ thuộc vào

  • A. Nhiệt độ, áp suất và khối lượng.
  • B. Nhiệt độ và áp suất. 
  • C. Nhiệt độ và thể tích. 
  • D. Nhiệt độ, áp suất và thể tích. 

Câu 2: Công thức nào sau đây mô tả đúng nguyên lí I của NĐLH ?

  • A. ΔU = A - Q. 
  • B. ΔU = Q - A.
  • C. A = ΔU - Q. 
  • D. ΔU = A + Q.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng?

  • A. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
  • B. Nội năng của một vật có thể bị biến đổi bằng quá trình truyền nhiệt hoặc thực hiện công.
  • C. Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân từ cấu tạo nên vật.
  • D. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt được gọi là công.

Câu 4: Nhiệt độ của vật không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Khối lượng của vật.
  • B. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • C. Khối lượng của từng phân tử cấu tạo nên vật.
  • D. Khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về nhiệt lượng là không đúng?

  • A. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
  • B. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
  • C. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
  • D. Nhiệt lượng là phần nội năng vật tăng thêm hoặc giảm đi khi nhận được từ vật khác hoặc truyền cho vật khác.

Câu 6: Nội năng của một vật

  • A. phụ thuộc vào động năng của chuyển động của vật.
  • B. phụ thuộc vào động năng chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • C. bằng không khi vật ở thể rắn.
  • D. tăng khi vật chuyển động.

Câu 7: Nếu tăng nhiệt độ của một hệ mà không làm thay đổi thể tích của nó thì nội năng của nó

  • A. tăng.
  • B. giảm.
  • C. ban đầu tăng, sau đó giảm.
  • D. luôn không đổi.

Câu 8: Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 200 J. Khí nở ra và thực hiện công 140 J đẩy pit-tông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí.

  • A. 340 J.
  • B. 200 J.
  • C. 170 J.
  • D. 60 J.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Độ biến thiên nội năng của một vật là độ biến thiên nhiệt độ của vật đó.
  • B. Nội năng được gọi là nhiệt lượng.
  • C. Nội năng là phần năng lượng vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  • D. Có thể làm thay đổi nội năng của vật bằng cách thực hiện công.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Nội năng là một dạng năng lượng.
  • B. Nội năng là một dạng nhiệt lượng.
  • C. Nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B thì nhiệt độ của vật A cũng lớn hơn nhiệt độ của vật B.
  • D. Nội năng của vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công.

Câu 11: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt lượng và sinh công thì A và Q trong biểu thức ∆U = Q + A phải thoả mãn điều kiện nào sau đây?

  • A. Q < 0; A > 0
  • B. Q > 0; A < 0
  • C. Q > 0; A > 0
  • D. Q < 0; A < 0.

Câu 12: Người ta cung cấp nhiệt lượng 100 J cho chất khí trong xilanh. Chất khí nở ra đẩy pít-tông lên và thực hiện một công 70 J. Tìm độ biến thiên nội năng của chất khí.

  • A. 170 J
  • B. 30 J
  • C. 40 J
  • D. -30 J

Câu 13: Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không do thực hiện công?

  • A. Đun nóng nước.
  • B. Một viên bị bằng thép rơi xuống đất mềm.
  • C. Cọ xát hai vật với nhau.
  • D. Nén khí trong xilanh.

Câu 14: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?

  • A. Làm lạnh vật.
  • B. Đưa vật lên cao.
  • C. Đốt nóng vật.
  • D. Cọ xát vật với mặt bàn.

Câu 15: Biểu thức mô tả đúng quá trình chất khí vừa nhận nhiệt lượng, vừa nhận công là:

Α. ∆U = A + Q (A > 0, Q < 0)

Β. ∆U = A + Q (A < 0, Q > 0)

  • C. ∆U = A + Q (A > 0, Q > 0)
  • D. ∆U = Q (Q > 0).

Câu 16: Nếu làm tăng thể tích của một lượng khí và giữ cho nhiệt độ của lượng khí không đổi thì nội năng của nó

  • A. tăng.
  • B. giảm.
  • C. ban đầu tăng, sau đó giảm.
  • D. luôn không đôi.

Câu 17: Đốt nóng khí trong xilanh và giữ sao cho thể tích của khí không đổi. Gọi Q A và ∆U lần lượt là nhiệt lượng, công và độ tăng nội năng của hệ. Định luật 1 của nhiệt động lực học được viết dưới dạng nào sau đây?

  • A. Q = ∆U + A
  • B. Q = ∆U - A
  • C. Q = A
  • D. Q = ∆U

Câu 18: Một quả bóng có khối lượng 100 g rơi từ độ cao 10,0 m xuống sân và này lên được 7,00 m. Tại sao nó không nảy lên được đến độ cao ban đầu? Tính độ biến thiên nội năng của quả bóng, sân và không khí. Lấy g = 9,8 m/s².

  • A. 2,65 J
  • B. 3,74 J
  • C. 2,94 J
  • D. 3,87 J

Câu 19: Một chất khi đựng trong bình hình trụ được lắp một pít-tông có thể chuyển động không ma sát trong bình. Khi hấp thụ một năng lượng nhiệt 400 J từ môi trường bên ngoài, chất khí trong bình giãn nở dưới áp suất bên ngoài không đổi là 1,00 atm từ thể tích 5,00 lít đến 10,0 lít. Xác định độ biến thiên nội năng của khí trong bình. Cho biết 1 l.atm tương đương với 101,3 J.

  • A. -107 J
  • B. -507 J
  • C. 907 J
  • D. 400 J

Câu 20: Nếu thực hiện công 676 J để nén đẳng nhiệt một lượng khí thì độ biến thiên nội năng của khí và nhiệt lượng khí toả ra trong quá trình này là 

  • A. ΔU = 676 J ; Q' = 0.    
  • B. ΔU = 0 ; Q' = 676 J.    
  • C. ΔU = 0 ; Q' = -676 J.   
  • D. ΔU = -676 J ; Q' = 0.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác