Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 12 cánh diều học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất khí dễ nén do:

  • A. Do các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng.
  • B. Do lực hút giữa các phân tử chất khí rất yếu.
  • C. Do các phân tử khí ở cách xa nhau.
  • D. Do các phân tử bay tự do về mọi phía.

Câu 2: Kí hiệu của nhiệt hoá hơi riêng là:

  • A. Q.
  • B. L.
  • C. λ.
  • D. c.

Câu 3: Giá trị của hằng số Boltzmann là:

  • A. 1,38.10-20 J/K.
  • B. 1,38.10-22 J/K.
  • C. 1,38.10-21 J/K.
  • D. 1,38.10 -23 J/K.

Câu 4: Nhiệt nóng chảy riêng TRẮC NGHIỆM của một chất là: 

  • A. Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể khí ở nhiệt độ hóa hơi 
  • B. Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy 
  • C. Nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.
  • D. Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ sôi 

Câu 5: Quá trình đẳng áp là gì?

  • A. Quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí xác định khi giữ áp suất không đổi.
  • B. Quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí xác định khi nhiệt độ giữ không đổi.
  • C. Quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí xác định khi giữ thể tích không đổi.
  • D. Quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí xác định khi giữ khối lượng không đổi.

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không thể hiện rõ thuyết động học phân tử?

  • A. Không khí nóng thì nổi lên cao, không khí lạnh chìm xuống trong bầu khí quyển
  • B. Mùi nước hoa lan toà trong một căn phòng kín.
  • C. Chuyển động hỗn loạn của các hạt phấn hoa trong nước yên lặng
  • D. Cốc nước được nhỏ mực, sau một thời gian có màu đồng nhất.

Câu 7: Nhiệt nóng chảy riêng là thông tin cần thiết trong

  • A. xác định nhiệt độ nóng chảy của vật.
  • B. xác định tính chất của chất làm vật.
  • C. xác định được năng lượng cần cung cấp cho lò nung.
  • D. xác định khối lượng của chất.

Câu 8: Một bình đựng nước ở TRẮC NGHIỆM. Người ta làm nước trong bình đông đặc lại bằng cách hút không khí và hơi nước trong bình ra ngoài. Lấy nhiệt nóng chảy riêng của nước là TRẮC NGHIỆM và nhiệt hoá hơi riêng ở nước là TRẮC NGHIỆM. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Tỉ số giữa khối lượng nước bị hoá hơi và khối lượng nước ở trong bình lúc đầu là

  • A. 0,12 .
  • B. 0,84 .
  • C. 0,16 .
  • D. 0,07 .

Câu 9: Công thức tính động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí 

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 10: Nhiệt hóa hơi riêng L của một chất là: 

  • A. Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể khí ở nhiệt độ hóa hơi 
  • B. Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy 
  • C. Nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.
  • D. Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ sôi 

Câu 11: Một vật có khối lượng m làm bằng chất có nhiệt dung riêng c. Muốn nhiệt độ của vật tăng TRẮC NGHIỆMT thì nhiệt lượng cần thiết phải cung cấp là

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 12: Lượng khí ở trạng thái cân bằng khi nào?

  • A. Khi thể tích, nhiệt độ của khối khí thay đổi và áp suất không đổi.
  • B. Khi thể tích, áp suất khối khí thay đổi và nhiệt độ không đổi.
  • C. Khi áp suất, nhiệt độ khối khí thay đổi và thể tích không đổi.
  • D. Khi thể tích, nhiệt độ và áp suất của khối khí không thay đổi.

Câu 13: Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thể khí rất nhanh ở điều kiện thông thường. Khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó vì cồn

  • A. thu nhiệt lượng từ cơ thể qua chỗ da đó để bay hơi.
  • B. khi bay hơi toả nhiệt lượng vào chỗ da đó.
  • C. khi bay hơi kéo theo lượng nước chỗ da đó ra khỏi cơ thể.
  • D. khi bay hơi tạo ra dòng nước mát tại chỗ da đó.

Câu 14: Để xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước bằng thí nghiệm thì không cần đo đại lượng nào sau đây?

  • A. Nhiệt độ nước sau khi đun.
  • B. Thời gian đun nước.
  • C. Công suất dòng điện.
  • D. Khối lượng chất cần đo trong thí nghiệm.

Câu 15: Ba cốc thuỷ tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất?

  • A.Cốc A dễ vỡ nhất   
  • B.Cốc B dễ vỡ nhất 
  • C.Cốc C dễ vỡ nhất   
  • D.Không có cốc nào dễ vỡ

Câu 16: Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có đặc điểm gì?

  • A. Chuyển động hỗn loạn, không ngừng.
  • B. Chuyển động không ngừng quanh vị trí cân bằng luôn luôn thay đổi.
  • C. Chuyển động không ngừng quanh vị trí cân bằng cố định.
  • D. Chuyển động hỗn loạn quanh các phân tử rất xa nhau.

Câu 17: Hệ quả nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ?

  • A. Các khí có bản chất khác nhau, khối lượng khác nhau nhưng nhiệt độ như nhau thì động năng trung bình của các phân tử bằng nhau.
  • B. Động năng trung bình của phân tử khí càng lớn thì nhiệt độ của khí càng cao.
  • C. Người ta coi nhiệt độ tuyệt đối là số đo động năng trung bình của phân tử theo một đơn vị khác.
  • D. Các phân tử chuyển động hỗn loạn nên tốc độ của các phân tử bằng nhau.

Câu 18: Đại lựợng nào sau đây được giữ không đồi theo định luật Boyle?

  • A. Chỉ khối lượng khí.
  • B. Chỉ nhiệt độ khí.
  • C. Khối lượg khí và áp suất khí.
  • D. Khối lượng khí và nhiệt độ khí.

Câu 19: Trường hợp nào sau đây nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt? 

  • A. Chậu nước để ngoài trời nắng sau một lúc thì nóng lên.
  • B. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi.
  • C. Xoa hai bàn tay vào nhau khi trời lạnh.
  • D. Cho miếng kim loại nóng lên bằng cách cho nó tiếp xúc với nguồn nhiệt.

Câu 20: Khi nói đến nhiệt độ của một vật ta thường nghĩ đến cảm giác "nóng" và "lạnh" của vật nhưng đó chỉ là tương đối vì cảm giác mang tính chủ quan. Cảm giác nóng, lạnh mà chúng ta cảm nhận được khi tiếp xúc với vật liên quan đến

  • A. năng lượng nhiệt của các phân tử.
  • B. khối lượng của vật.
  • C. trọng lượng riêng của vật.
  • D. động năng chuyển động của vật.

Câu 21: Quy ước dấu nào sau đây phù hợp với định luật I của nhiệt động lực học?

  • A. Vật thực hiện công: A < 0; vật truyền nhiệt lượng: Q > 0.
  • B. Vật thực hiện công: A > 0; vật truyền nhiệt lượng: Q < 0.
  • C. Vật nhận công: A < 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0.
  • D. Vật nhận công: A > 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0.

Câu 22: Công thức liên hệ hằng số Boltzmann TRẮC NGHIỆM với số Avogadro TRẮC NGHIỆM và hằng số khí lí tưởng TRẮC NGHIỆM

  • A. TRẮC NGHIỆM.
  • B. TRẮC NGHIỆM.
  • C. TRẮC NGHIỆM..
  • D. TRẮC NGHIỆM.

Câu 23: Nhiệt dung riêng c của một chất là nhiệt lượng cần thiết để

  • A. 1 phân tử chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1 °C).
  • B. 1 m chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1 °C). 
  • C. 1 kg chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1 °C).
  • D. 1 mol chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1 °C).

Câu 24: Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J.

  • A. 120 J.
  • B. 100 J.
  • C. 80 J.
  • D. 60 J.

Câu 25: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của Hà Nội là: Nhiệt độ từ 19°C đến 28°C.  Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin? 

  • A. Nhiệt độ từ 219 K đến 328 K.
  • B. Nhiệt độ từ 292 K đến 301 K. 
  • C. Nhiệt độ từ 229 K đến 310 K. 
  • D. Nhiệt độ từ 291 K đến 382 K. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác