Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 7 Đồ thị độ dịch chuyển - Thời gian (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 7 Đồ thị độ dịch chuyển - Thời gian - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn đáp án đúng
- A. quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
- B. tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.
- C. chuyển động thẳng là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng.
D. cả A, B và C đều đúng.
Câu 2: Chọn câu đúng
A. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc.
- B. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng.
- C. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng luôn là một đường thẳng nằm ngang.
- D. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng song song với trục Ox.
Câu 3: Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là dường gì?
- A. Đường cong
B. Đường thẳng
- C. Đường tròn
- D. Đường gấp khúc
Câu 4: Trường hợp nào sau đây vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau?
A. Vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi.
- B. Vật chuyển động thẳng.
- C. Vật chuyển động theo một chiều.
- D. Luôn luôn bằng nhau về độ lớn.
Câu 5: Khi vật chuyển động thẳng với vận tốc không đổi (v > 0). Hình nào sao đây biểu diễn đồ thị độ dịch chuyển thời gian của vật?
A.
- B.
- C.
- D.
Câu 6: Một chuyển động thẳng đều có đồ thị độ dịch chuyển – thời gian như hình vẽ. Tìm kết luận sai mà một học sinh đã suy ra từ đồ thị.
- A. Vật chuyển động ngược chiều dương.
- B. Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết độ lớn vận tốc chuyển động.
- C. Ở thời điểm t1 thì vật dừng lại.
D. Vật đi được quãng đường có chiều dài xo tính từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t1.
Câu 7: Chọn câu đúng:
- A. Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết độ lớn vận tốc chuyển động.
- B. Vận tốc có giá trị bằng hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn trong đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng.
- C. Hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng được tính bằng công thức $\frac{\Delta d}{\Delta t}$.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Dựa vào đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng đều có thể xác định được vận tốc của chuyển động bằng công thức
- A. $v=\frac{d_{1}+d_{2}}{t_{1}+t_{2}}$
B. $v=\frac{d_{2}-d_{1}}{t_{2}-t_{1}}$
- C. $v=\frac{d_{1}+d_{2}}{t_{2}-t_{1}}$
- D. $v=\frac{d_{2}-d_{1}}{t_{1}-t_{2}}$
Câu 9: Khi vật đang chuyển động thẳng, theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó đồ thị độ dịch chuyển - thời gian có dạng nào sau đây?
- A. Hình A
- B. Hình B
- C. Hình C
D. Hình D
Câu 10: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian cho biết sự phụ thuộc của các đại lượng nào với nhau?
A. Độ dịch chuyển và thời gian.
- B. Quãng đường và thời gian.
- C. Độ dịch chuyển và vận tốc.
- D. Quãng đường và vận tốc.
Câu 11: Cho đồ thị độ dịch chuyển - thời gian như hình dưới. Đặc điểm của đồ thị này.
- A. Vật chuyển động theo một chiều.
B. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
- C. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
- D. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
Câu 12: Cho hai vật chuyển động thẳng có đồ thị độ dịch chuyển – thời gian như hình dưới, vật 1 biểu diễn bằng đường màu xanh, vật 2 biểu diễn bằng đường màu đỏ. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Hai vật đều là vật chuyển động thẳng đều.
- B. Hai vật có cùng vận tốc.
- C. Hai vật có cùng độ dịch chuyển.
- D. Vật 1 đứng yên, vật 2 chuyển động thẳng.
Câu 13: Hãy chỉ ra câu không đúng:
- A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
- B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.
- C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động.
D. Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xi lanh là chuyển động thẳng đều.
Câu 14: Khi vật đang chuyển động thẳng, theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó đồ thị độ dịch chuyển – thời gian có dạng nào sau đây?
- A.
B.
- C.
- D.
Câu 15: Một con nhện bò dọc theo hai cạnh của một chiếc bàn hình chữ nhật. Biết hai cạnh bàn có chiều dài lần lượt là 0,8 m và 1,2 m. Độ dịch chuyển của con nhện khi nó đi được quãng đường 2,0 m là:
A. 1,4 m
- B. 1,5 m
- C. 1,6 m
- D. 1,7 m
Câu 16: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một người đang bơi trong một bể bơi dài 50 m. Trong 20 giây cuối cùng, vận tốc của người đó là bao nhiêu?
- A. 2 m/s.
- B. - 2 m/s.
C. - 1 m/s.
- D. 1 m/s.
Câu 17: Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động thẳng như hình dưới. Độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của chuyển động là bao nhiêu?
A. 800 m.
- B. 1000 m.
- C. 200 m.
- D. - 800 m.
Câu 18: Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian bên dưới. Xác định tốc độ của chuyển động?
- A. 340 m/s.
- B. 4 m/s.
- C. 1360 m/s.
D. 85 m/s.
Câu 19: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một vật được vẽ ở hình dưới. Xác định độ dịch chuyển của xe sau 10 giây chuyển động
- A. 4 m.
B. -1 m.
- C. 3 m.
- D. - 5 m.
Câu 20: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
(1) Chuyển động có tính chất tương đối.
(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.
(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.
(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.
A. (1), (2), (5).
- B. (1), (3), (5).
- C. (2), (4), (5).
- D. (2), (3), (5).
Câu 21: Chuyển động của một xe máy được mô tả bởi đồ thị
Xác định tốc độ và vận tốc của xe trong 20 s đầu tiên.
A. 1 m/s và 1 m/s.
- B. 1 m/s và 2 m/s.
- C. 2 m/s và 1 m/s.
- D. -1 m/s và 2 m/s.
Câu 22: Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, phương trình thể hiện đồ thị là?
- A. d = 5.t + 5 (cm)
- B. d = 5.t (cm)
C. d = 5.t (m)
- D. d = 5.t + 5 (m)
Câu 23: Chọn câu SAI.
Một người đi bộ trên một con đường thẳng. Cứ đi được 10 m thì người đó lại nhìn đồng hồ và đo khoảng thời gian đã đi. Kết quả đo được ghi trong bảng sau:
Lần | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
$\Delta $d (m) | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 |
$\Delta $t(s) | 8 | 8 | 10 | 10 | 12 | 12 | 12 | 14 | 14 |
- A. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 1 là 1,25 m/s.
- B. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 3 là 1,00 m/s.
- C. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 5 là 0,83 m/s.
D. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 0,91 m/s.
Câu 24: Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của một chiếc xe ô tô đồ chơi chạy bằng pin được ghi ở bảng dưới đây. Dựa vào bảng này để tính vận tốc của xe trong ba giây đầu.
Độ dịch chuyển (m) | 1 | 3 | 5 | 7 | 7 | 7 |
Thời gian(s) | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
- A. -2 m/s
- B. - 2,5 m/s
- C. 2,5m/s
D. 2 m/s
Câu 25: Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, độ dịch chuyển của vật trong 25 s đầu tiên là bao nhiêu?
- A. 110 m
- B. 120 m
C. 125 m
- D. 130 m
Xem toàn bộ: Giải bài 7 Đồ thị độ dịch chuyển - Thời gian
Bình luận