Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 26 Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 26 Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Xét chuyển động của con lắc đơn như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xét chuyển động của con lắc đơn như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Động năng của vật cực đại tại A và B cực tiểu tại O.
  • B. Động năng của vật cực đại tại O và cực tiểu tại A và B.
  • C. Thế năng của vật cực đại tại O.
  • D. Thế năng của vật cực tiểu tại M.

Câu 2: Một vật đang chuyển động có thể không có

  • A. Động lượng
  • B. Thế năng
  • C. Động năng
  • D. Cơ năng

Câu 3: Cơ năng là đại lượng

  • A. Vô hướng, luôn dương
  • B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không
  • C. Vector, cùng hướng với vector vận tốc
  • D. Vector, có thể âm dương hoặc bằng không

Câu 4: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN?

  • A. thế năng giảm.
  • B. cơ năng cực đại tại N.
  • C. cơ năng không đổi.
  • D. động năng tăng.

Câu 5: Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát.

  • A. Cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.​
  • B. Độ biến thiên cơ năng bằng công của lực ma sát.​​
  • C. Độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
  • D. Có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng nhưng cơ năng được bảo toàn.

Câu 6: Đại lượng nào sau đây không đổi khi một vật được ném theo phương nằm ngang

  • A. Thế năng
  • B. Động năng
  • C. Cơ năng
  • D. Động lượng

Câu 7: Trong chuyển động của con lắc đơn, khi con lắc đơn đến vị trí cao nhất thì

  • A. động năng đạt giá trị cực đại.
  • B. thế năng bằng động năng.
  • C. thế năng đạt giá trị cực đại.
  • D. cơ năng bằng không.

Câu 8: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì

  • A. Động năng tăng, thế năng tăng
  • B. Động năng tăng, thế năng giảm
  • C. Động năng giảm, thế năng giảm
  • D. Động năng giảm, thế năng tăng

Câu 9: Khi một quả bóng được ném lên thì

  • A. động năng chuyển thành thế năng.
  • B. thế năng chuyển thành động năng.
  • C. động năng chuyển thành cơ năng.
  • D. cơ năng chuyển thành động năng.

Câu 10: Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đang đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm mốc thế năng thì

  • A. thế năng của người giảm và động năng không đổi.
  • B. thế năng của người tăng và của động năng không đổi.
  • C. thế năng của người tăng và động năng tăng.
  • D. thế năng của người giảm và động năng tăng.

Câu 11: Một vật khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Công của lực ma sát trên mặt dốc này bằng

  • A. -1500 J.
  • B. -875 J.
  • C. -1925 J.
  • D. -3125 J.

Câu 12: Một hòn bi có khối lượng 50g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6m/s từ độ cao 1,2m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng tại mặt đất, lấy g = 10m/s2. Độ cao cực đại mà bi đạt được

  • A. 2,75m  
  • B. 2,25m  
  • C. 2,5m   
  • D. 3m

Câu 13: Một vận động viên nhảy cầu thực hiện động tác bật nhảy để đạt độ cao 10 m so với mặt nước. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$ và bỏ qua lực cản của không khí. Tìm vận tốc của vận động viên này khi chạm vào mặt nước.

  • A. 10 m/s
  • B. 14 m/s
  • C. 20 m/s
  • D. 28 m/s

Câu 14: Một vật rơi tự do từ độ cao 120m. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Động năng của vật gấp đôi thế năng tại độ cao

  • A. 10 m      
  • B. 30 m  
  • C. 20 m      
  • D. 40 m

Câu 15: Một ô tô bắt đầu chạy lên dốc với vận tốc 18 m/s thì chết máy. Dốc nghiêng 20$^{o}$ đối với phương ngang và hệ số ma sát trượt giữa các bánh xe với mặt đường là 0,3. Sau khi chạy lên dốc, xe chạy giật lùi trở xuống đến cuối dốc với vận tốc bằng

  • A. 18 m/s
  • B. 15 m/s
  • C. 5,6 m/s
  • D. 3,2 m/s

Câu 16: Một thùng gỗ được kéo trên đoạn đường nằm ngang dài 10 m bởi một lực kéo có độ lớn 80 N. Lực ma sát luôn ngược chiều chuyển động và có độ lớn 60 N. Độ tăng nội năng của hệ và độ tăng động năng của thùng gỗ lần lượt là

  • A. 200 J và 600 J.
  • B. 200 J và 800 J.
  • C. 600 J và 200 J.
  • D. 600 J và 800 J.

Câu 17: Một vật trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng. Khi đi được $\frac{2}{3}$  quãng đường theo mặt phẳng nghiêng tì tỉ số động năng và thế năng của vật bằng?

  • A. $\frac{2}{3}$.
  • B. $\frac{3}{2}$.
  • C. 2.
  • D. $\frac{1}{2}$.

Câu 18: Vật đang chuyển động với vận tốc 15 m/s thì trượt lên dốc. Biết dốc dài 50m, cao 25m, hệ số ma sát giữa vật và dốc là 0,2. Lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật đi được đến khi dừng lại là bao nhiêu? Vật có lên hết dốc không?

Vật đang chuyển động với vận tốc 15 m/s thì trượt lên dốc. Biết dốc dài 50m, cao 25m, hệ số ma sát giữa vật và dốc là 0,2

  • A. 28,71 m; Vật không lên được hết dốc    
  • B. 16,71 m; Vật không lên được hết dốc
  • C. 50 m; Vật lên được hết dốc         
  • D. 60,1 m; Vật lên được hết dốc

Câu 19: Một viên bi thép có khối lượng 100 g được bắn thẳng đứng xuống đất từ độ cao 5 m với vận tốc ban đầu 5 m/s. Khi dừng lại viên bi ở sâu dưới mặt đất một khoảng 10 cm. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s$^{2}$. Lực tác dụng trung bình của đất lên viên bi là?

  • A. 67,7 N.
  • B. 75,0 N.
  • C. 78,3 N.
  • D. 62,5 N.

Câu 20: Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 2 m, nghiêng góc 30$^{o}$ so với phương ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Tốc độ của vật khi đến chân mặt phẳng nghiêng là?

  • A. 2,478 m/s.
  • B. 4,066 m/s.
  • C. 4,472 m/s.
  • D. 3,505 m/s.

Câu 21: Một vận động viên nhào lộn thực hiện động tác nhảy từ mặt lưới bật ở độ cao 1,2m so với mặt đất. Vận động viên này đạt độ cao 4,8 m rồi rơi trở xuống. Tìm vận tốc của vận động viên này khi rời bề mặt lưới bật. Lây g = 9,8 m/s$^{2}$ và bỏ qua sức cản của không khí.

  • A. 5,9 m/s
  • B. 6,7 m/s
  • C. 8,4 m/s
  • D. 9,7 m/s

Câu 22: Một quả bóng nhỏ được ném với vận tốc ban đầu 4 m/s theo phương nằm ngang ra khỏi mặt bàn ở độ cao 1 m so với mặt sàn (Hình vẽ). Lấy g = 9,8 ms$^{2}$ và bỏ qua mọi ma sát. Tính vận tốc của quả bóng khi nó chạm mặt sàn.

Một quả bóng nhỏ được ném với vận tốc ban đầu 4 m/s theo phương nằm ngang ra khỏi mặt bàn ở độ cao 1 m so với mặt sàn

  • A. 4 m/s
  • B. 4,43 m/s
  • C. 5,97 m/s
  • D. 7,9 m/s

Câu 23: Một vật nhỏ được treo vào đầu dưới của một sợi dây mảnh, không dãn có chiều dài 2 m. Giữ cố định đầu trên của sợi dây, ban đầu kéo cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 60$^{o}$ rồi truyền cho vật vận tốc bằng 2 m/s hướng về vị trí cân bằng. Bỏ qua sức cản môi trường, lấy g = 10 m/s$^{2}$. Độ lớn vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng là?

  • A. 3$\sqrt{2}$ m/s.
  • B. 3$\sqrt{3}$ m/s.
  • C. 2$\sqrt{6}$ m/s.
  • D. 2$\sqrt{5}$ m/s.

Câu 24: Hòn đá có khối lượng m = 50 g được ném thẳng đứng từ mặt đất lên trên với vận tốc vo = 20 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng $\frac{1}{4}$ động năng khi vật có độ cao

  • A. 16 m.
  • B. 5 m.
  • C. 4 m.
  • D. 20 m.

Câu 25: Một búa máy có khối lượng m = 400kg thả rơi tự do từ độ cao 5m xuống đất đóng vào một cọc có khối lượng M = 100kg trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất 5cm. Coi va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 10m/s2. Tính lực cản coi như không đổi của đất.

  • A. 628450 N.    
  • B. 325000 N   
  • C. 318500 N. 
  • D. 154360 N.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác