Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 18 Lực ma sát (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 18 Lực ma sát - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát
  • B. Lực ma sát tỉ lệ với diện tích tiếp xúc
  • C. Lực ma sát trượt luôn tỉ lệ với trọng lượng của vật
  • D. Tất cả A, B, C đều sai

Câu 2: Vì sao đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khía ở mặt cao su?

  • A. Để làm đẹp
  • B. Để làm giảm ma sát
  • C. Để làm tăng ma sát nghỉ
  • D. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 3: Trong cuộc sống, có những tình huống lực ma sát có lợi nhưng có những tình huống lực ma sát có hại. Tình huống nào lực ma sát xuất hiện có hại?

  • A. viết bảng.
  • B. đi bộ trên đường nhựa.
  • C. đi trên đường đất trời mưa.
  • D. thêm ổ bi vào các trục quay.

Câu 4: Một vật đang trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật giảm thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng

  • A. giảm xuống.
  • B. không đổi.
  • C. tăng tỉ lệ với tốc độ của vật.
  • D. tăng tỉ lệ với bình phương tốc độ của vật.

Câu 5: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát nghỉ giữa hai mặt tiếp xúc nếu diện tích hai mặt tiếp xúc tăng lên

  • A. Tăng lên
  • B. Giảm đi
  • C. Không thay đổi
  • D. Không biết được

Câu 6: Khi lực ép giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc

  • A. giảm đi.
  • B. tăng lên.
  • C. không thay đổi.
  • D. không xác định được.

Câu 7: Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động được một đoạn sau đó chuyển động chậm dần vì

  • A. quán tính.
  • B. lực ma sát.
  • C. phản lực.
  • D. trọng lực.

Câu 8: Chọn đáp án đúng. Độ lớn của lực ma sát trượt

  • A. không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ chuyển động của vật.
  • B. phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai bề mặt tiếp xúc.
  • C. tỉ lệ với độ lớn của áp lực giữa hai bề mặt tiếp xúc $F=\mu .N$.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 9: Một vật có khối lượng m trượt trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là $\mu $, gia tốc trọng trường g. Biểu thức xác định lực ma sát trượt là

  • A. F$_{mst}$ = $\mu $mg.
  • B. F$_{mst}$ = $\mu $g.
  • C. F$_{mst}$ = $\mu $m.
  • D. $_{mst}$ = mg.

Câu 10: Chọn đáp án sai. Nêu một số ứng dụng của lực ma sát trong đời sống.

  • A. lực ma sát xuất hiện khi ta mài dao.
  • B. lực ma sát xuất hiện trong ổ bi của trục máy khi hoạt động.
  • C. lực ma sát xuất hiện khi hành lí di chuyển trên băng chuyền.
  • D. lực ma sát xuất hiện trong nồi áp suất giúp ta ninh chín thức ăn.

Câu 11: Chọn đáp án đúng. Đặc điểm của lực ma sát nghỉ là

  • A. điểm đặt trên vật ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.
  • B. phương tiếp tuyến và ngược chiều với xu hướng chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc.
  • C. độ lớn lực ma sát nghỉ bằng độ lớn của lực tác dụng gây ra xu hướng chuyển động
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 12: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật.
  • B. Áp lực lên mặt tiếp xúc.
  • C. Bản chất của vật.
  • D. Điều kiện về bề mặt.

Câu 13: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát trượt giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?

  • A. tăng lên.
  • B. giảm đi.
  • C. không đổi.
  • D. Tùy trường hợp, có thể tăng lên hoặc giảm đi.

Câu 14: Một vật có khối lượng 15 kg đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 150 m vật đạt vận tốc 54 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Xác định lực kéo tác dụng vào vật theo phương song song với phương chuyển động.

  • A. 1,86 N
  • B. 7,35 N
  • C. 18,6 N
  • D. 11,25 N

Câu 15: Một toa tàu có khối lượng 60 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo của đầu tàu theo phương nằm ngang F = 4,5.10$^{4}$ N. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là

  • A. 0,075.
  • B. 0,06.
  • C. 0,15.
  • D. 0,015.

Câu 16: Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ

  • A. tăng 2 lần.
  • B. tăng 4 lần.
  • C. giảm 2 lần.
  • D. không đổi.

Câu 17: Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10 m/s trượt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.

  • A. 20 m.
  • B. 50 m.
  • C. 100 m.
  • D. 500 m.

Câu 18: Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực có phương ngang với độ lớn 300 N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ

  • A. lớn hơn 300 N.
  • B. nhỏ hơn 300 N.
  • C. bằng 300 N.
  • D. bằng trọng lượng

Câu 19: Một vận động viên môn hốc cây (khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ ban đầu 10 m/s. Hệ số ma sát giữa bóng và mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Quãng đường quả bóng đi được cho đến khi dừng lại là

  • A. 39 m.     
  • B. 45 m.      
  • C. 57 m.      
  • D. 51 m.

Câu 20: Một tủ lạnh có trọng lượng 890 N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Với lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không?

  • A. 890 N; Có thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ
  • B. 890 N; Không thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ
  • C. 453,9 N; Không thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ
  • D. 453,9 N; Có thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ.

Câu 21: Người ta dùng một lực F nằm ngang để ép một vật khối lượng 0,5 kg vào tường thẳng đứng. Hệ số ma sát nghỉ giữa vật và tường là $\mu _{n}$ = 0,08. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Để giữ vật không bị rơi F có giá trị tối thiểu bằng

  • A. 62,5 N.
  • B. 40 N.
  • C. 75,8 N.
  • D. 86,5 N.

Câu 22: Vật khối lượng m nằm trên ván nằm ngang. Nâng dần một đầu tấm ván lên, hỏi góc hợp bởi mặt phẳng ván và phương ngang phải bằng bao nhiêu thì vật bắt đầu trượt. Biết hệ số ma sát trượt là 0,577.

  • A. 26$^{o}$
  • B. 30$^{o}$
  • C. 35$^{o}$
  • D. 60$^{o}$

Câu 23: Một cái hòm khối lượng m = 15 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực $\vec{F}$ hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một góc $\alpha $ = 20$^{o}$ như hình vẽ. Hòm chuyên động đều trên sàn nhà. Tính độ lớn của lực $\vec{F}$. Biết hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà là 0,3. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$.

Một cái hòm khối lượng m = 15 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một góc

  • A. 2,28 N
  • B. 4,23 N
  • C. 42,3 N
  • D. 46,9 N

Câu 24: Một thùng hàng có khối lượng 54,0 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động. Lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên thùng hàng.

  • A. 529,2 N.
  • B. 162 N.
  • C. 108 N.
  • D. 54 N.

Câu 25: Một vật đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 15 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m cao 10 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là μ = 0,05. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Quãng đường dốc vật đi được đến khi dừng hẳn và tốc độ của vật khi nó trở lại chân dốc lần lượt là?

  • A. 100 m và 8,6 m/s.
  • B. 75 m và 4,3 m/s.
  • C. 100 m và 4,3 m/s.
  • D. 75 m và 8,6 m/s.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác