Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 17 Trọng lực và lực căng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 17 Trọng lực và lực căng - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một vật được treo vào một sợi dây không giãn trên trần nhà, các lực tác dụng vào vật là

  • A. Trọng lực P
  • B. Lực căng T
  • C. Trọng lực P, lực căng T
  • D. Trọng lực P, phản lực N, lực căng T

Câu 2: Công thức tính trọng lượng là?

  • A. $P = m.g$
  • B. $\vec{P}=m.g$
  • C. $P=m.\vec{g}$
  • D. $P=\frac{m}{g}$

Câu 3: Lực căng dây có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Điểm đặt ở hai đầu dây, chỗ tiếp xúc với vật.
  • B. Phương trùng với phương sợi dây.
  • C. Chiều luôn hướng vào giữa sợi dây.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây sai?

  • A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó.
  • B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.
  • C. Vì P = mg nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.
  • D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó.

Câu 5: Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn

  • A. lớn hơn trọng lượng của vật.
  • B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
  • C. bằng trọng lượng của vật.
  • D. bằng 0.

Câu 6: Trọng lực là

  • A. Lực hút do Trái Đất tác dụng lên vật.
  • B. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật.
  • C. Lực gây ra gia tốc rơi tự do cho vật.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 7: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg.
  • B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
  • C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
  • D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Câu 8: Ở gần Trái Đất trọng lực có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Phương thẳng đứng.
  • B. Chiều từ trên xuống dưới.
  • C. Điểm đặt tại trọng tâm của vật.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 9: Đơn vị của trọng lực là gì?

  • A. N
  • B. Kg
  • C. ℓ
  • D. m

Câu 10: Một vật có khối lượng m, gia tốc trọng trường là g. Nếu khối lượng của vật tăng lên 2 lần thì trọng lượng của vật

  • A. Tăng lên 2 lần
  • B. Giảm đi 2 lần
  • C. Tăng lên 4 lần
  • D. Không đổi

Câu 11: Một vật có khối lượng 10 kg. Trọng lượng của vật là bao nhiêu? Biết gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là g = 9,8 m/s$^{2}$.

  • A. 19,8 N.
  • B. 0,2 N.
  • C. 98 N.
  • D. 0,98 N.

Câu 12: Một vật ở trên Trái Đất thì có trọng lượng 100 N. Khi chuyển vật đó lên Mặt Trăng thì trọng lượng của vật đó là 16 N. Gia tốc rơi tự do trên Mặt Trăng gần với giá trị nào nhất? Biết gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là g = 9,8 m/s$^{2}$.

  • A. 1,6 m/s$^{2}$.
  • B. 2,6 m/s$^{2}$.
  • C. 3,6 m/s$^{2}$.
  • D. 4,6 m/s$^{2}$.

Câu 13: Một dây treo chỉ chịu được lực căng giới hạn là 10 N, người ta treo một vật khối lượng 2 kg vào một đầu dây. Hỏi dây có bị đứt không? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. dây không bị đứt.
  • B. dây bị đứt.
  • C. còn phụ thuộc vào kích thước của vật.
  • D. không xác định được.

Câu 14: Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và ở chân một ngọn núi lần lượt là 9,809 m/s$^{2}$ và 9,810 m/s$^{2}$. Tỉ số trọng lượng của vật ở đỉnh núi và chân núi là

  • A. 0,9999.
  • B. 1,0001.
  • C. 9,8095.
  • D. 0,0005.

Câu 15: Một vật khối lượng 2 kg được treo vào đầu một sợi dây, đầu kia cố định. Biết vật ở trạng thái cân bằng. Tính lực căng dây. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 15 N.
  • B. 10 N.
  • C. 40 N.
  • D. 20 N.

Câu 16: Một vật khối lượng 20 kg thì có trọng lượng gần bằng giá trị nào sau đây?

  • A. P = 2 N.
  • B. P = 200 N.
  • C. P = 2000 N.
  • D. P = 20 N.

Câu 17: Một chiếc đèn được treo vào tường nhờ một dây AB. Muốn cho đèn ở xa tường, người ta dùng một thanh chống nằm ngang một đầu tì vào tường, còn đầu kia tì vào điểm B của dây như hình vẽ:

Một chiếc đèn được treo vào tường nhờ một dây AB. Muốn cho đèn ở xa tường, người ta dùng một thanh chống nằm ngang một đầu tì vào tường, còn đầu kia tì vào điểm B của dây như hình vẽ:

Biết đèn nặng 4 kg và dây hợp với tường một góc 30$^{o}$. Lực căng dây AB là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$

  • A. 15 N
  • B. 40 N
  • C. $\frac{80}{\sqrt{3}}$ N
  • D. $40\sqrt{2}$ N

Câu 18: Một người đi chợ dùng lực kế để kiểm tra khối lượng của một gói hàng. Người đó treo gói hàng vào lực kế và đọc được số chỉ của lực kế là 20 N. Biết gia tốc rơi tự do tại vị trí này là g = 10 m/s$^{2}$. Khối lượng của túi hàng là

  • A. 2 kg.       
  • B. 20 kg.     
  • C. 30 kg.     
  • D. 10 kg.

Câu 19: Một vật khối lượng 10 kg được treo thẳng đứng bởi một sợi dây, vật ở trạng thái cân bằng. Tính độ lớn lực căng tác dụng vào vật. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 100 N.
  • B. 10 N.
  • C. 150 N.
  • D. 200 N.

Câu 20: Một vật có khối lượng 5 kg được treo vào hai sợi dây không dãn. Biết lực căng của 1 sợi dây là 25 N. Hỏi sau khi treo vật vào thì tình trạng của sợi dây như thế nào? Lấy g = 10 m/s2

  • A. đứt ngay lập tức
  • B. được một thời gian ngắn thì sợi dây từ từ đứt
  • C. sợi dây không bị đứt
  • D. một sợi dây đứt, một sợi không bị đứt.

Câu 21: Một chú khỉ diễn xiếc treo mình cân bằng trên dây thừng như hình vẽ. Xác định lực căng xuất hiện trên các đoạn dây OA, OB. Biết chú khỉ có khối lượng 7 kg. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$.

Một chú khỉ diễn xiếc treo mình cân bằng trên dây thừng như hình vẽ. Xác định lực căng xuất hiện trên các đoạn dây OA, OB. Biết chú khỉ có khối lượng 7 kg

  • A. 88,6 N; 93,9 N
  • B. 88,6 N; 95,9 N
  • C. 93,9 N; 88,6 N
  • D. 93,9 N; 93,9 N

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác