Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 12 Chuyển động ném (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 12 Chuyển động ném - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quỹ đạo của vật ném ngang trong hệ tọa độ Oxy là

  • A. một nhánh của đường Parabol.
  • B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
  • C. là đường thẳng vuông góc với trục Oy.
  • D. là đường thẳng vuông góc với trục Ox.

Câu 2: Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào

  • A. Vận tốc ném.
  • B. Độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.
  • C. Khối lượng của vật.
  • D. Thời điểm ném.

Câu 3: Công thức tính tầm xa của vật bị ném ngang?

  • A. $L=v_{o}.\sqrt{\frac{2.H}{g}}$
  • B. $L=v_{o}.\sqrt{\frac{H}{g}}$
  • C. $L=\sqrt{\frac{2.H}{g}}$
  • D. $L=v_{o}.\sqrt{2.g.H}$

Câu 4: Hai vật được đồng thời ném từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu vẽ như hình vẽ. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì

Hai vật được đồng thời ném từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu vẽ như hình vẽ. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì

  • A. vật 1 chạm đất trước.
  • B. hai vật chạm đất cùng một lúc.
  • C. hai vật có tầm bay cao như nhau.
  • D. vật 1 có tầm bay cao hơn.

Câu 5: Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của một vật được ném ngang

  • A. Độ cao tại vị trí ném.
  • B. Tốc độ ban đầu.
  • C. Góc ném ban đầu.
  • D. Cả độ cao và tốc độ ban đầu.

Câu 6: Nếu ném từ độ cao khác nhau ném ngang các vật với cùng vận tốc thì:

  • A. vật nào ở độ cao lớn hơn sẽ có tầm xa nhỏ hơn
  • B. vật nào ở độ cao lớn hơn sẽ có tầm xa lớn hơn
  • C. tầm xa của vật không phụ thuộc vào độ cao
  • D. cả A, B, C đều sai

Câu 7: Chọn đáp án đúng.

  • A. Phương trình chuyển động của chuyển động ném ngang là: $y=\frac{1}{2}gt^{2}$ và $x=v_{o}t$
  • B. Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang là: $y=\frac{g}{2v_{o}^{2}}.x^{2}$
  • C. Thời gian rơi và tầm xa của vật ném ngang là: $t=\sqrt{\frac{2h}{g}}$ và $L=v_{o}t$
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8: Nếu từ cùng một độ cao đồng thời ném các vật khác nhau với vận tốc khác nhau thì vật nào có vận tốc ném lớn hơn sẽ có tầm bay xa

  • A. lớn hơn.
  • B. nhỏ hơn.
  • C. bằng nhau.
  • D. còn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

Câu 9: Hai vật được đồng thời ném từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu như hình vẽ. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì câu nào sau đây không đúng?

Hai vật được đồng thời ném từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu như hình vẽ. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì câu nào sau đây không đúng?

  • A. Hai vật chạm đất cùng một lúc.
  • B. Hai vật cùng có tầm bay xa.
  • C. Vật 2 có tầm bay xa lớn hơn.
  • D. Hai vật có cùng tầm bay cao.

Câu 10: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc $\vec{v_{o}}$ từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:

  • A. $v=v_{o}+gt$
  • B. $v=\sqrt{v_{o}^{2}+g^{2}t^{2}}$
  • C. $v=\sqrt{v_{o}+gt}$
  • D. $v=gt$

Câu 11: Trong chuyển động của vật được ném xiên từ mặt đất thì đại lượng nào sau đây không đổi?

  • A. Gia tốc của vật.
  • B. Độ cao của vật.
  • C. Khoảng cách theo phương nằm ngang từ điểm vật được ném tới vật.
  • D. Vận tốc của vật.

Câu 12: Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn?

Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn?

  • A. Hình A
  • B. Hình B
  • C. Hình C
  • D. Hình D

Câu 13: Để tăng tầm xa của vật ném ngang theo phương ngang với sức cản không khí không đáng kể thì biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất?

  • A. Tăng vận tốc ném
  • B. Giảm độ cao điểm ném           
  • C. Giảm khối lượng vật ném
  • D. Tăng độ cao điểm ném

Câu 14: Bi A có khối lượng lớn gấp 4 lần bi B. Tại cùng một lúc và ở cùng một độ cao, bi A được thả rơi còn bị B được ném theo phương nằm ngang. Nếu coi sức cản của không khí là không đáng kể thì

  • A. bi A rơi chạm đất trước bi B.
  • B. bi A rơi chạm đất sau bi B.
  • C. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc bằng nhau.
  • D. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc khác nhau.

Câu 15: Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s$^{2}$. Sau 5s vật chạm đất. Độ cao h bằng

  • A. 80 m
  • B. 100 m
  • C. 125 m
  • D. 250 m

Câu 16: Một vật được ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì tầm xa L

  • A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.
  • B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.
  • C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.
  • D. giảm 2 lần khi v0 giảm 4 lần.

Câu 17: Một  vật được ném nghiêng với mặt bàn nằm ngang góc 60$^{o}$ và vận tốc ban đầu 10 m/s. Tính tầm xa của vật. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. $5\sqrt{3}$ m
  • B. $3\sqrt{5}$ m
  • C. $2\sqrt{5}$ m
  • D. $5\sqrt{2}$ m

Câu 18: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?

  • A. 30 s.
  • B. 40 s.
  • C. 50 s.
  • D. 60 s.

Câu 19: Vật ở độ cao 10 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu vo theo phương ngang. Nếu thay đổi độ cao ném vật thêm 10 m nữa thì thời gian rơi của vật cho đến khi chạm đất là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 1 s.
  • B. $\sqrt{2}$.
  • C. 2 s.
  • D. 2$\sqrt{2}$.

Câu 20: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là v0 = 30 m/s từ một độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Bỏ qua sức cản của không khí. Tính thời gian rơi và tầm xa của vật.

  • A. 2 s; 120 m.
  • B. 4 s; 120 m.
  • C. 8 s; 240 m.
  • D. 2,8 s; 84 m.

Câu 21: Một quả bóng được ném từ độ cao 2 m so với mặt đất, vận tốc ném theo phương ngang của quả bóng là 5 m/s. Hỏi quả bóng có tầm xa là bao nhiêu mét? Lấy g = 10 m/s2

  • A. 3,16 m
  • B. 5 m
  • C. 10 m
  • D. 7,07 m

Câu 22: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 9,7 km.
  • B. 8,6 km.
  • C. 8,2 km.
  • D. 8,9 km.

Câu 23: Một vật được ném nghiêng với mặt bàn nằm ngang góc 60$^{o}$ và vận tốc ban đầu 10 m/s. Tính tầm cao của chuyển động ném. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 3,5 m.
  • B. 4,75 m.
  • C. 3,75 m.
  • D. 10 m.

Câu 24: Một người nhảy xa với vận tốc ban đầu 6 m/s theo phương xiên 30với phương nằm ngang. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 9,8 m/s. Vận tốc ban đầu của người nhảy theo phương thẳng đứng và phương ngang là bao nhiêu?

  • A. 3 m/s; 4,24 m/s
  • B. 4,24 m/s; 3 m/s
  • C. 12 m/s; 20,78 m/s
  • D. 20,78 m/s; 12 m/s

Câu 25: Một máy bay trực thăng cứu trợ bay với vận tốc không đổi vo theo phương ngang ở độ cao 1500m so với mặt đất. Máy bay chỉ có thể tiếp cận được khu vực cách điểm cứu trợ 2 km theo phương ngang. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Để hàng cứu trợ thả từ máy bay tới được điểm cần cứu trợ thì máy bay phải bay với vận tốc bằng:

  • A. 114,31 m/s.
  • B. 11, 431 m/s.
  • C. 228,62 m/s.
  • D. 22,86 m/s.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác