Trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức kì II(P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức học kì 2(P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chương trình sau bị lỗi ở dòng lệnh thứ bao nhiêu ?
>>> fruits = ['Banana', 'Apple', 'Lime']
>>> loud_fruits = [fruit.upper() for fruit in fruits]
>>> print(loud_fruits)
>>> list(enumerate(fruits))
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
D. Không phát sinh lỗi.
Câu 2: Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ NameError, nên xử lí như thế nào?
- A. Kiểm tra lại chỉ số trong mảng.
B. Kiểm tra lại tên các biến và hàm.
- C. Kiểm tra giá trị của số bị chia.
- D. Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập vào.
Câu 3: Điểm dừng (break point) trong các phần mềm soạn thảo lập trình có ý nghĩa gì?
- A. Đó là vị trí chương trình chạy tới đó thì kết thúc.
- B. Đó là vị trí chương trình dừng lại để người lập trình quan sát phát hiện lỗi.
- C. Đó là vị trí chương trình mỗi khi chạy đến dòng lệnh đó sẽ kêu pip pip.
D. Đó là vị trí chương trình tạm dừng, người lập trình sẽ quan sát các biến của chương trình và có thể điều khiển để chương trình tiếp tục chạy.
Câu 4: Giả sử hàm f có hai tham số khi khai báo. Khi gọi hàm, 2 giá trị đối số nào truyền vào sẽ gây lỗi?
- A. 2, 3.
B. 10, c.
- C. “a”, “b”.
- D. “a”, “3”.
Câu 5: Khẳng định nào sau đây là đúng về chương trình con?
A. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức.
- B. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức.
- C. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức.
- D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.
Câu 6: Giá trị của x là bao nhiêu sau biết kết quả là 8:
def tinh(a, b, c):
if(b != 0):
return a // b + c*2
s = tinh(1, 5, x)
print(s)
- A. 3.
- B. 2.
- C. 1.
D. 4.
Câu 7: Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu về yêu cầu nghiệp vụ, xây dựng hồ sơ yêu cầu của hệ thống là nội dung công đoạn nào trong sản xuất phần mềm?
- A. Lập trình.
- B. Kiểm thử.
- C. Chuyển giao.
D. Điều tra khảo sát.
Câu 8: Đâu là một số ứng dụng phát triển mạnh mẽ?
- A. Facebook.
- B. Messenger.
- C. Tik tok.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 9: Công đoạn chuyển giao cần làm những việc gì?
- A. Cài đặt.
- B. Khởi tạo dữ liệu.
- C. Hướng dẫn sử dụng và chuyển giao.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Chương trình sau thông báo lỗi gì?
n = 5
for i in range(n):
prin(t)
- A. Type Error.
B. NameError.
- C. SyntaxError.
- D. ValueError.
Câu 11: Lỗi ngoại lệ trong Python là gì?
- A. Lỗi khi viết một câu lệnh sai cú pháp của ngôn ngữ lập trình.
- B. Lỗi khi truy cập một biến chưa được khai báo.
C. Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh nào đó của chương trình.
- D. Lỗi khi chương trình biên dịch sang tệp exe.
Câu 12: Kết quả của chương trình sau là:
def add(x,y):
print(x+y)
x=15
add(x ,10)
add(x,x)
y=20
add(x,y)
- A. 25, 35, 30.
- B. 35, 30, 25.
C. 25, 30, 35.
- D. Chương trình bị lỗi.
Câu 13: Mệnh đề nào dưới đây phát biểu sai về phạm vi tác dụng của biến trong Python?
- A. Biến được khai báo bên trong hàm chỉ có tác dụng trong hàm đó, không có tác dụng bên ngoài.
- B. Biến được khai báo bên ngoài hàm sẽ không có tác dụng bên trong hàm như một biến.
- C. Biến khai báo bên ngoài nếu muốn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại trong hàm với từ khóa global.
D. Biến trong Python khi đã được khai báo sẽ có tác dụng trong tất cả các hàm và bên ngoài.
Câu 14: Cách thức làm việc của ngành thiết kế đồ họa như thế nào?
A. Đa dạng.
- B. Hạn chế không gian.
- C. Ít đa dạng.
- D. Đáp án khác.
Câu 15: Công việc nào có liên quan trực tiếp đến nghề thiết kế đồ họa?
- A. Thợ may.
- B. Phát thanh viên.
C. Kiến trúc sư.
- D. Thư ký.
Câu 16: Đâu không phải là sản phẩm của nghề thiết kế đồ họa?
A. Giống vật nuôi.
- B. Logo, bảng hiệu.
- C. Bao bì sản phẩm.
- D. Áp phích quảng cáo.
Câu 17: Học sinh, sinh viên có thể theo lĩnh vực thiết kế đồ họa sớm ở đâu?
- A. Các trung tâm.
- B. Trường nghề.
- C. Các trường cao đẳng.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 18: Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?
- A. Ngày tắm hai lần.
B. Học bài cho tới khi thuộc bài.
- C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần.
- D. Ngày đánh răng hai lần.
Câu 19: Ngôn ngữ lập trình bậc cao gồm bao nhiêu cấu trúc?
- A. 2.
B. 4.
- C. 5.
- D. 3.
Câu 20: Hàm nào được dùng để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại?
- A. lower().
- B. len().
C. upper().
- D. srt().
Câu 21: Chương trình sau ra kết quả bao nhiêu?
def get_sum(num):
tmp = 0
for i in num:
tmp += i
return tmp
result = get_sum(1, 2, 3, 4, 5)
print(result)
- A. 12.
- B. 13.
- C. 14.
D. 15.
Câu 22: Kiểu tham số bất biến gồm các kiểu nào?
A. Số nguyên, số thực, chuỗi và bộ (tuble).
- B. Danh sách (list), tập hợp (set), từ điển (dict).
- C. Số nguyên, tập hợp (set), từ điển (dict).
- D. Số thực, danh sách (list).
Câu 23: Giả sử A = [‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’, 2, 3, 4]. Các biểu thức sau trả về giá trị đúng hay sai?
6 in A
‘a’ in A
- A. True, False.
- B. True, False.
C. False, True.
- D. False, False.
Câu 24: Phần tử thứ bao nhiêu trong mảng A bị xoá?
>>> A = [10, 20, 3, 30, 20, 30, 20, 6, 3, 2, 8, 9]
>>> A. remove(3)
>>> print(A)
- A. 2.
B. 3.
- C. 8.
- D. 4.
Câu 25: Khối các câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại tuỳ theo điều kiện nào đỏ vẫn còn đúng hay sai thuộc dạng cấu trúc nào?
- A. Cấu trúc tuần tự.
B. Cấu trúc lặp.
- C. Cấu trúc rẽ nhánh.
- D. Đáp án khác.
Câu 26: Đâu là kiểu dữ liệu danh sách?
A. list.
- B. bool.
- C. str.
- D. int.
Câu 27: Cho xâu s1=’ha noi’, xâu s2=’ha noi cua toi’. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.
- B. Xâu s1 bằng xâu s2.
- C. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.
- D. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.
Câu 28: Xâu “1234%^^%TFRESDRG” có độ dài bằng bao nhiêu?
A. 16.
- B. 17.
- C. 18.
- D. 15.
Câu 29: Để tạo xâu in thường từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm gì?
A. lower().
- B. len().
- C. upper().
- D. str().
Câu 30: Để tách một xâu thành danh sách các từ ta dùng lệnh nào?
- A. Lệnh join().
B. Lệnh split().
- C. Lệnh len().
- D. Lệnh find().
Câu 31: Hoàn thành câu lệnh sau để in ra chiều dài của xâu
x = "Hello World"
print(…)
- A. x. len().
B. len(x).
- C. copy(x).
- D. x. length().
Câu 32: Lệnh sau trả lại giá trị gì? "Trường Sơn".find("Sơn",4)
- A. 5.
- B. 6.
C. 7.
- D. 8.
Câu 33: Điền đáp án đúng vào chỗ chấm (…) hoàn thành phát biểu đúng sau
“Python có các … để xử lí xâu là … dùng để tách câu thành một danh sách và lệnh join() dùng để … các xâu thành một xâu”.
- A. câu lệnh, split(), nối.
- B. câu lệnh đặc biệt, split(), tách xâu.
- C. câu lệnh đặc biệt, copy(), nối danh sách.
D. câu lệnh đặc biệt, split(), nối danh sách.
Câu 34: Lệnh sau trả lại giá trị gì? "Trường Sơn".find("Sơn",8)
- A. 5.
- B. 6.
- C. 7.
D. -1.
Câu 35: Kết quả của chương trình sau là gì?
line = "Geek1 Geek2 Geek3"
print(line.split())
print(line.split(' ', 1))
A. ['Geek1', 'Geek2', 'Geek3']
['Geek1', 'Geek2 Geek3'].
- B. ['Geek1', 'Geek2', 'Geek3']
- ['Geek1', 'Geek2', 'Geek3'] .
- C. ['Geek1 Geek2', 'Geek3']
- ['Geek1', 'Geek2', 'Geek3'].
- D. ['Geek1 Geek2', 'Geek3']
- ['Geek1', 'Geek2 Geek3'].
Câu 36: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các phương thức trong python?
- A. Python có một lệnh đặc biệt dành riêng cho xâu kí tự.
- B. Cú pháp của lệnh find là: <xâu mẹ>. Find(<xâu con>).
C. Lệnh find sẽ tìm vị trí đầu tiên của xâu con trong xâu mẹ.
- D. Câu lệnh find có một cú pháp duy nhất.
Câu 37: Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm nào?
- A. lower().
- B. len().
C. upper().
- D. srt().
Câu 38: Kết quả đoạn chương trình sau là gì? S = "0123456789" T = "" for i in range(0, len(S), 2): T = T + S [i] print(T)
- A. "".
B. "02468".
- C. "13579".
- D. "0123456789".
Câu 39: Nếu S = "1234567890" thì S[0:4] là gì?
- A. "123".
- B. "0123".
- C. "01234".
D. "1234".
Câu 40: Trong Python, câu lệnh nào dùng để tính độ dài của xâu s?
A. len(s).
- B. length(s).
- C. s.len().
- D. s. length().
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức kì II
Bình luận