Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức bài Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 10 bài Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội kết nối tri thức có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Tin học và máy tính là cơ sở của sự ra đời và phát triển của yếu tố nào?

  • A. Xã hội tin học hóa.
  • B. Mạng máy tính.
  • C. Nền kinh tế tri thức.
  • D. Internet.

Câu 2: Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu diễn ra vào lúc nào?

  • A. Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
  • B. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
  • C. Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
  • D. Đầu thế kỉ XXI.

Câu 3: Quốc hội đã ban hành một số điều luật Công nghệ thông tin có hiệu lực từ năm nào?

  • A. 12/12/2005.
  • B. 01/2007.
  • C. 12/2005.
  • D. 1/03/2006.

Câu 4: Chọn nhóm từ thích hợp điền vào đoạn sau: Ngành tin học gắn liền với .......... và .......... máy tính điện tử

  • A. Tiêu thụ, sự phát triển.
  • B. Sự phát triển, tiêu thụ.
  • C. Sử dụng, tiêu thụ.
  • D. Sự phát triển, sử dụng.
 

Câu 5: Máy tính trở thành công cụ lao động không thể thiếu được trong xã hội hiện đại vì

  • A. Máy tính tính toán cực kì nhanh và chính xác.
  • B. Máy tính là công cụ soạn thảo văn bản và cho ta truy cập vào Internet để tìm kiếm thông tin.
  • C. Máy tính giúp cho con người giải tất cả các bài toán khó.
  • D. Máy tính cho ta khả năng lưu trữ và xử lý thông tin.

Câu 6: Đặc thù của ngành tin học là gì?

  • A. Quá trình nghiên cứu và ứng dụng các công cụ tính toán.
  • B. Quá trình nghiên cứu và xử lí thông tin một cách tự động.
  • C. Quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử.
  • D. Quá trình nghiên cứu và xử lí thông tin.

Câu 7: Tác động của tin học đối với xã hội như thế nào?

  • A. Sự phát triển của tin học cũng làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội.
  • B. Những thiết bị hiện đại và tiện ích do tin học mang lại cũng góp phần thay đổi phong cách sống của con người.
  • C. Góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 8: Loại công cụ nào gắn liền với nền văn minh thông tin?

  • A. Máy phát điện.
  • B. Máy tính điện tử.
  • C. Đồng hồ.
  • D. Động cơ hơi nước.

Câu 9: Lĩnh vực tin học nghiên cứu về vấn đề như thế nào?

  • A. Nghiên cứu cấu trúc, tính chất chung của thông tin, phương pháp thu thập, xử lí và truyền thông tin.
  • B. Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin.
  • C. Nghiên cứu tất cả những gì liên quan tới máy tính điện tử.
  • D. Nghiên cứu các phương pháp thu nhập, xử lí truyền thông thông tin.

Câu 10: Muốn phát triển Tin học cần có các yếu tố nào?

  • A. Một xã hội có tổ chức trên cơ sở pháp lí chặt chẽ.
  • B. Một đội ngũ lao động có trí tuệ.
  • C. Câu A sai và câu B đúng.
  • D. Cả hai câu A, B đều đúng.

Câu 11: Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành

  • A. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng.
  • B. Được sinh ra trong nền văn minh thông tin.
  • C. Sử dụng máy tính điện tử.
  • D. Nghiên cứu máy tính điện tử.

Câu 12: Tiền đề quyết định cho sự phát triển nền kinh tế tri thức là gì?

  • A. Tin học.
  • B. Máy tính.
  • C. Internet.
  • D. Xã hội tin học hóa.

Câu 13: Trong những tình huống nào sau đây, máy tính thực thi công việc tốt hơn con người?

  • A. Khi dịch một tài liệu.
  • B. Khi thực hiện một phép toán phức tạp.
  • C. Khi chuẩn đoán bệnh.
  • D. Khi phân tích tâm lí một con người.

Câu 14: Đặc điểm nổi bật của xã hội hiện nay là gì?

  • A. Sự ra đời của máy cơ khí.
  • B. Sự ra đời của máy tính điện tử.
  • C. Sự ra đời của máy bay.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 15: Tin học là…

  • A. Lập chương trình cho máy tính.
  • B. Máy tính và các công việc liên quan đến máy tính điện tử.
  • C. Áp dụng máy tính trong các hoạt động xử lý thông tin.
  • D. Ngành khoa học về xử lý thông tin tự động dựa trên máy tính điện tử.

Câu 16: Những hoạt động nào được gọi là xã hội hóa?

  • A. Bán hàng qua mạng.
  • B. Học trực tuyến.
  • C. Xem truyền hình trực tuyến, nói chuyện điện thoại qua mạng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 17: Đâu không phải là thiết bị thông minh?

  • A. Điện thoại thông minh.
  • B. Camera kết nối Internet.
  • C. Đồng hồ vạn niên.
  • D. Máy tính bảng.

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây về khả năng của máy tính là phù hợp nhất?

  • A. Lập trình và soạn thảo văn bản.
  • B. Công cụ xử lí thông tin.
  • C. Giải trí.
  • D. Tất cả phương án trên.

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A. Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp.
  • B. Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lí và giao tiếp trong xã hội.
  • C. Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn.
  • D. Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao.

Câu 20: Thiết bị thông minh là một hệ thống như thế nào?

  • A. Hệ thống xử lí thông tin.
  • B. Hệ thống định vị.
  • C. Hệ thống phân phối.
  • D. Đáp án khác.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Máy tính là sản phẩm trí tuệ duy nhất của con người.
  • B. Học tin học là học sử dụng máy tính.
  • C. Máy tính có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong việc xử lý thông tin.
  • D. Con người phát triển toàn diện của xã hội hiện đại là con người phải có hiểu biết về tin học.

Câu 22: Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • A. Khả năng tính toán nhanh của nó.
  • B. Giá thành ngày càng rẻ.
  • C. Khả năng và sự hiểu biết của con người.
  • D. Khả năng lưu trữ lớn.

Câu 23: Những ưu việt của máy tính điện tử là gì?

  • A. Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy tính tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin rất tốt.
  • B. Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian rất hạn chế.
  • C. Máy tính có thể làm việc đến 7/24 giờ.
  • D. Cả A, B.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác