Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức bài Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 10 bài Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python kết nối tri thức có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Phần mở rộng nào sau đây là đúng của tệp Python?

  • A .python.
  • B .pl.
  • C .py.
  • D .p.

Câu 2: Giá trị của biểu thức Python sau sẽ là bao nhiêu?

6 – 6 / 2 + 4 * 5 – 6 / 2

  • A. 17.
  • B. 20.
  • C. 18.
  • D. 19.

Câu 3: Thế nào là chương trình dịch?

  • A. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể.
  • B. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp thành ngôn ngữ bậc cao.
  • C. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình cụ thể.
  • D. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy sang hợp ngữ.

Câu 4: Tên nào dưới đây trong ngôn ngữ Python là đặt sai theo quy cách?

  • A. Bai#1.
  • B. Bai1.
  • C. _Bai 1.
  • D. Bai1_.

Câu 5: Ai đã phát triển Ngôn ngữ lập trình Python?

  • A. Wick van Rossum.
  • B. Rasmus Lerdorf.
  • C. Guido van Rossum.
  • D. Niene Stom.

Câu 6: Người tạo ra phiên bản đầu tiên của ngôn ngữ lập trình Python là người nước nào?

  • A. Hà Lan.
  • B. Đức.
  • C. Pháp.
  • D. Bỉ.

Câu 7: Câu lệnh sau bị lỗi ở đâu?

>>> 3 + * 5

  • A. 3 .
  • B. + hoặc *.
  • C. *.
  • D. Không có lỗi.

Câu 8: Dùng câu lệnh print và kí tự nào để viết được đoạn văn xuống dòng giữa xâu?

  • A. Cặp dấu nháy đơn.
  • B. Cặp ba dấu nháy kép.
  • C. Cặp dấu nháy kép.
  • D. Không thể thực hiện được.

Câu 9: Ngôn ngữ nào sau đây không phải ngôn ngữ bậc cao?

  • A. C/C++.
  • B. Assembly.
  • C. Python.
  • D. Java.

Câu 10: Thứ tự thực hiện các phép tính trong Python ở đáp án nào đúng?

  • A. /, -, +, *.
  • B. (*, /), (+, -).
  • C. Từ trái sang phải.
  • D. (+, -), (*, /).

Câu 11: Để kết thúc một phiên làm việc trong python, ta có thể?

  • A. Nháy dấu X góc bên phải màn hình.
  • B. Gõ câu lệnh quit() rồi ấn Enter
  • C. Sử dụng câu lệnh Exit.
  • D. Cả ba cách làm trên đều đúng.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng về chương trình?

  • A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung không phụ thuộc vào loại máy.
  • B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung phụ thuộc vào loại máy.
  • C. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
  • D. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp nói chung không phụ thuộc vào loại máy.

Câu 13: Giá trị của biểu thức Python sau sẽ là bao nhiêu?

4 + 15 / 5

  • A. 7.
  • B. 2.
  • C. 4.
  • D. 1.

Câu 14: Chương trình Python là một tệp văn bản có đuôi mặc định là gì?

  • A. .pas.
  • B. .py.
  • C. .exe.
  • D. .doc.

Câu 15: Output của lệnh sau là

print(1+ 2 + 3+ 4)

  • A. 10.
  • B. 15.
  • C. 1 + 2 + 3 + 4.
  • D. 1 + 2 + 3.

Câu 16: Phát biểu nào là sai về chương trình?

  • A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể được nạp trực tiếp vào bộ nhớ và thực hiện ngay, còn chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ máy mới có thể thực hiện được.
  • B. Chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể được gọi là chương trình dịch.
  • C. Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
  • D. Chương trình dịch nhận đầu vào là chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp (chương trình nguồn), thực hiện chuyển đổi sang ngôn ngữ lập trình bậc cao (chương trình đích).

Câu 17: Ngôn ngữ Python được ra mắt lần đầu vào năm nào?

  • A. 1995.
  • B. 1972.
  • C. 1981.
  • D. 1991.

Câu 18: Tên nào trong ngôn ngữ Python là đặt đúng theo quy cách?

  • A. Bai#1.
  • B. Bai   1.
  • C. 1.Bai 1.
  • D. Bai1.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về python?

  • A. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.
  • B. Python có mã nguồn mở thu hút được nhiều nhà khoa học cùng phát triển.
  • C. Python có các lệnh phức tạp nên không phổ biến trong giáo dục.
  • D. Python có các câu lệnh khá gần ngôn ngữ tự nhiên.

Câu 20: Điều nào sau đây được sử dụng để xác định một khối mã trong ngôn ngữ Python?

  • A. Thụt lề.
  • B. Nháy “ ”.
  • C. Dấu ngoặc ( ).
  • D. Dấu ngoặc [ ].

Câu 21: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có các thành phần cơ bản nào?

  • A. Bảng chữ cái, cú pháp.
  • B. Bảng chữ cái và ngữ nghĩa.
  • C. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
  • D. Cú pháp và ngữ nghĩa.

Câu 22: Chọn phát biểu đúng khi nói về môi trường lập trình Python?

  • A. Chế độ soạn thảo có dấu nhắc.
  • B. Ngoài chế độ gõ lệnh trực tiếp và soạn thảo còn có các chế độ khác
  • C. Chế độ gõ lệnh trực tiếp thích hợp cho việc tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh
  • D. Chế độ gõ lệnh trực tiếp có con trỏ soạn thảo.

Câu 23: Ngôn ngữ nào gần với ngôn ngữ tự nhiên nhất?

  • A. Ngôn ngữ bậc cao.
  • B. Ngôn ngữ máy.
  • C. Hợp ngữ.
  • D. Cả ba phương án đều sai.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu trúc chương trình trong Python?

  • A. Python có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo và phần thân chương trình như Pascal hay C.
  • B. Python là ngôn ngữ thông dịch, chương trình dịch của Python dịch đến đâu thì thực hiện chương trình tới đó. Như vậy không có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo và phần thân chương trình như Pascal hay.
  • C C. Python có quy định chặt chẽ phải có phần thân chương trình.
  • D. Python có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác