Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức kì II(P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức học kì 2(P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cài đặt, khởi tạo dữ liệu, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao là nội dung của công đoạn nào?

  • A. Lập trình.
  • B. Điều tra khảo sát.
  • C. Kiểm thử.
  • D. Chuyển giao.

Câu 2: Người đảm nhận những công việc quan trọng nhất trong phát triển phần mềm là ai?

  • A. Lập trình viên.
  • B. Kĩ sư phần mềm.
  • C. Người quản trị dự án.
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 3: Các hoạt động chính trong phát triền phần mềm là gì?

  • A. Lập trình.
  • B. Tổ chức phát triển phần mềm bao gồm việc vận dụng các kiến thức.
  • C. Quản trị dự án phát triển phần mềm.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Nếu biến bên ngoài hàm muốn có tác dụng bên trong hàm ta dùng từ khóa nào?

  • A. global.
  • B. def.
  • C. len().
  • D. int().

Câu 5: Hãy sửa lỗi cho chương trình sau?

def f():

n = n + 1

return n

n = 15

a = f()

print(a)

  • A. Đưa n vào hàm số khi khai báo hàm f().
  • B. Khai báo biến n là global trong hàm f().
  • C. Sử dụng cách sửa A hoặc B đều đúng.
  • D. Cách sửa A và B không đúng.

Câu 6: Nếu muốn biến bên ngoài vẫn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại biến này bên trong hàm với từ khoá nào?

  • A. global.
  • B. def.
  • C. Không thể thực hiện
  • D. all.

Câu 7: Trong lời gọi hàm, nếu các đối số được truyền vào hàm bị thiếu thì lỗi ngoại lệ phát sinh thuộc loại nào dưới đây?

  • A. SyntaxError.
  • B. NameError.
  • C. TypeError.
  • D. Không phát sinh lỗi ngoại lệ.

Câu 8: Số phát biểu đúng trong cac phát biểu sau là

1) Chương trình chạy khi lỗi lôgic xảy ra

2) Khi có lỗi sai cấu trúc ngôn ngữ, chương trình vẫn chạy.

3) Khi có lỗi ngoại lệ, chương trình dừng và thông báo lỗi.

4) Mã lỗi ngoại lệ trả lại gọi là mã lỗi ngoại lệ.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 1.

Câu 9: IndentationError là lỗi ngoại lệ như thế nào?

  • A. Lỗi liên quan đến giá trị của đối tượng.
  • B. Lỗi khi các dòng lệnh thụt vào không thằng hàng hoặc không đúng vị trí.
  • C. Lệnh tính biểu thức số nhưng lại có một toán hạng không phải là số.
  • D. Lỗi cú pháp.

Câu 10: Có thể tìm kiếm thông tin về ngành nghề thiết kế đồ họa ở đâu?

  • A. Trên báo.
  • B. Trên mạng internet.
  • C. Từ người thân, bạn bè.
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 11: Theo em, số công việc sau đây sẽ sử dụng tới kiến thức thiết kế đồ hoạ là:

1) Tạo áp phích quảng cáo sản phẩm nước giải khát cho công ty.

2) Lập trình ứng dụng để thiết kế đồ hoạ.

3) Giảng dạy các môn văn hoá tại trường học.

4) Giảng dạy môn đồ hoạ tại các trường đại học.

5) Tư vấn thiết kế logo sản phẩm

6) Tư vấn tuyển sinh du học nước ngoài.

  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 3.
  • D. 6.

Câu 12: Ngành thiết kế đồ họa cần có kĩ năng gì?

  • A. Vẽ, sắp xếp các đối tượng đồ họa.
  • B. Kĩ năng sử dụng máy tính.
  • C. Kĩ năng làm việc trên các phần mềm đồ họa.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 13: Hoàn thiện chương trình tìm UCLN của hai số?

def USCLN_1(a, b):

if (…):

return a

return USCLN_1(b, a % b)

a = input('Nhap vao so nguyen duong a = ')

b = int(input('Nhao vao so nguyen duong b = '))

print(USCLN_1(a, b))

  • A. a > c.
  • B. a > b.
  • C. a == 1.
  • D. b == 0.

Câu 14: Hoàn thành chương trình kiểm tra một số có là số nguyên tố không:

def prime(n):

c = 0

k = 1

while(k<n):

if n%k == 0:

c = c + 1

k = k+ 1

if c == 1:

return (…)

else:

return (…)

  • A. True, False.
  • B. True, True.
  • C. False, False.
  • D. False, True.

Câu 15: Khi khai báo hàm, thành phần nào được định nghĩa và được dùng như biến trong hàm?

  • A. Tham số.
  • B. Đối số.
  • C. Dữ liệu.
  • D. Giá trị.

Câu 16: Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ TypeError, nên xử lí như thế nào?

  • A. Kiểm tra lại chỉ số trong mảng.
  • B. Kiểm tra lại giá trị số chia.
  • C. Kiểm tra giá trị của số bị chia.
  • D. Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập vào.

Câu 17: Nếu chương trình chạy bị lỗi với thông báo lỗi ZeroDivisionError thì đó là lỗi gì?

  • A. Lỗi không thể sửa được.
  • B. Đây lỗi chia hết cho 0.
  • C. Lỗi dữ liệu.
  • D. Lỗi giá trị của đối tượng.

Câu 18: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

1) Cần chú ý nên có nhiều bộ test khi test các bộ dữ liệu.

2) Việc sinh ngẫu nhiên dữ liệu đầu vào trong miền xác định của chương trình làm tăng khả năng tìm lỗi.

3) Thực tế cho thấy ít khi phát sinh lỗi tại các vùng biên hoặc lân cận biên.

4) Không thể sử dụng các lệnh print() để in ra các biến trung gian.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 1.
  • D. 4.

Câu 19: Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ IndexError, nên xử lí như thế nào?

  • A. Kiểm tra lại giá trị số chia.
  • B. Kiểm tra lại chỉ số trong mảng.
  • C. Kiểm tra giá trị của số bị chia.
  • D. Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập vào.

Câu 20: Kết quả của chương trình sau:

x = 1

y = 5

while x < y:

print(x, end = " ")

x = x + 1

  • A. 1 2 3 4.
  • B. 2 3 4 5.
  • C. 1 2 3 4 5.
  • D. 2 3 4.

Câu 21: Cho biết kết quả của đoạn chương trình dưới đây:

a = 10

while a < 11: print(a)

  • A. Trên màn hình xuất hiện một số 10.
  • B. Trên màn hình xuất hiện 10 chữ a.
  • C. Trên màn hình xuất hiện một số 11.
  • D. Chương trình bị lặp vô tận.

Câu 22: Trong câu lệnh while khối lệnh sẽ thục hiện khi nào?

  • A. Điều kiện sai.
  • B. Điều kiện đúng.
  • C. Khi tìm được output.
  • D. Khi đủ số vòng lặp.

Câu 23: Chương trình trên giải quyết bài toán gì?

s = ""

ư

s = s + str(i)

print(s)

  • A. In một chuỗi kí tự từ 0 tới 10.
  • B. In một chuỗi kí tự từ 0 tới 9.
  • C. In một chuỗi kí tự từ 1 tới 10.
  • D. In một chuỗi kí tự từ 1 đến 9.

Câu 24: Để biết độ dài của xâu s ta dùng hàm gì?

  • A. str(s).
  • B. len(s).
  • C. length(s).
  • D. s.len().

Câu 25: Cấu trúc rẽ nhánh có các khối lệnh thực hiện lệnh ra sao?

  • A. Khối các câu lệnh chỉ được thực hiện tuy thuộc vào đỉều kiện nào đó là đúng hay sai.
  • B. Khối gồm các lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.
  • C. Khối này tương ứng với cấu trúc tuần tự trong chương trình và được thể hiện bằng các câu lệnh như: gán giá trị, nhập/xuất dữ liệu,...
  • D. Khối các câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại tuỳ theo điều kiện nào đỏ vẫn còn đúng hay sai.

Câu 26: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

  • A. Có ba cấu trúc lập trình cơ bản của các ngôn ngữ lập trình.
  • B. Cấu trúc tuần tự gồm các khối lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.
  • C. Khối lệnh chỉ được thực hiện tuỳ thuộc điều kiện nào đó được thể hiện bằng câu lệnh for, while.
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 27: Kết quả của chương trình sau là gì?

x = 8

y = 2

while y < x:

x = x - 2

print(x, end = " ")

  • A. 8, 6, 4, 2.
  • B. 8, 6, 4.
  • C. 6, 4, 2.
  • D. 8, 6, 4, 2, 0.

Câu 28: Sử dụng lệnh nào để tìm vị trí của một xâu con trong xâu khác không?

  • A. test().
  • B. in().
  • C. find().
  • D. split().

Câu 29: Để tách một xâu thành danh sách các từ ta dùng lệnh nào?

  • A. Lệnh join().
  • B. Lệnh split().
  • C. Lệnh len().
  • D. Lệnh find().

Câu 30: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau

  • A. Lệnh join() nối các phần tử của một danh sách thành một xâu, ngăn cách bởi dấu cách.
  • B. Trong lệnh join, kí tự nối tuỳ thuộc vào câu lệnh.
  • C. split() có tác dụng tách xâu.
  • D. Kí tự mặc định để phân cách split() là dấu cách.

Câu 31: Hoàn thành câu lệnh sau để in ra chiều dài của xâu

x = "Hello World"

print(…)

  • A. x. len().
  • B. len(x).
  • C. copy(x).
  • D. x. length().

Câu 32: Lệnh sau trả lại giá trị gì? "Trường Sơn".find("Sơn",4)

  • A. 5.
  • B. 6.
  • C. 7.
  • D. 8.

Câu 33: Cho xâu s = "Python". Muốn chuyển thành xâu s = "P y t h o n" ta cần làm sử dụng những câu lệnh

  • A. split() và join().
  • B. split() và replace().
  • C. del() và replace().
  • D. replace().

Câu 34: Để thay thế kí tự ‘a’ trong xâu s bằng một xâu mới rỗng ta dùng lệnh nào?

  • A. s=s.replace(‘a’,’’).
  • B. s=s.replace(‘a’).
  • C. s=replace(a,’’).
  • D. s=s.replace().

Câu 35: Lệnh xoá một phần tử của một danh sách A có chỉ số i là

  • A. list.del(i).
  • B. A. del(i).
  • C. del A[i].
  • D. A. del[i].

Câu 36: Để khai báo một danh sách rỗng ta dùng cú pháp sau

  • A. < tên danh sách > ==[].
  • B. < tên danh sách > = 0.
  • C. < tên danh sách > = [].
  • D. < tên danh sách > = [0].

Câu 37: Điền vào (…) để tìm ra số lớn nhất trong 3 số nhập vào:

def find_max(a, b, c):

max = a

if (…): max = b

if (…): max = c

return max

  • A. max < b, max < c.
  • B. max <= b, max < c.
  • C. max < b, max <= c.
  • D. max <= b, max <= c.

Câu 38:  Muốn xóa phần tử thứ 2 trong danh sách a ta dùng lệnh gì?

  • A. del(2).
  • B. del a(2).
  • C. del a.
  • D. remove(2).

Câu 39: Danh sách A trước và sau lệnh insert() là [1, 3, 5, 0] và [1, 3, 4, 5, 0]. Lệnh đã dùng là lệnh gì?

  • A. insert(2, 4).
  • B. insert(4, 2).
  • C. insert(3, 4).
  • D. insert(4, 3).

Câu 40: Kết quả trả lại khi dùng toán tử in để kiểm tra một phần tử có nằm trong danh sách đã cho không là gì?

  • A. True hoặc False.
  • B. True hoặc false.
  • C. true hoặc false.
  • D. True và False.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác