Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Học lỏm có nghĩa là?

  • A. Nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
  • B. Học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.
  • C. Học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)
  • D. Tìm tòi, hỏi han để học tập.

Câu 2: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

  • A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  • B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  • C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 3: Trong “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới”, để củng cố cho luận điểm “Tầm quan trọng của bút và sách” tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào?

  • A. Sức mạnh của giáo dục khiến những kẻ cực đoan cảm thấy sợ hãi
  • B. Sức mạnh từ tiếng nói của phụ nữ khiến họ sợ hãi và là lí do khiến họ giết nhiều cô giáo và nhân viên y tế
  • C. Muốn có giáo dục phải có hòa bình
  • D. Sách và bút là vũ khí đấu tranh

Câu 4: Trong “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới”, phần cuối bài phát biểu của mình tác giả cho rằng cái gì có vai trò quyết định có thể chấm dứt tất cả bất công, nghèo đói, phân biệt chủng tộc….?

  • A. Tiền
  • B. Chiến tranh
  • C. Giáo dục
  • D. Y tế

Câu 5: Trong văn bản “Cõi lá” , cõi lá mùa xuân thành phố có ý nghĩa như thế nào đối với người Hà Nội

  • A. Ai cũng thấy khó chịu vì lá rụng rất nhiều
  • B. Gương mặt ai ai cũng như có phần trẻ lại
  • C. Ai cũng thấy cảnh vật ấy rất bình thường, không có gì hứng thú
  • D. Cõi lá mùa xuân là nỗi ám ảnh đối với mọi người

Câu 6: Theo Ma-la-la Diu-sa-phi vì sao những kẻ cực đoan rất sợ sách và bút?

  • A. Vì chúng sợ sức mạnh của phụ nữ
  • B. Vì chúng sợ sức mạnh của giáo dục
  • C. Vì chúng sợ tiếng nói của phụ nữ
  • D. Vì quyền lợi người phụ nữ 

Câu 7: Theo tác giả điều gì có thể thay đổi thế giới

  • A. Một đứa trẻ
  • B. Một giáo viên
  • C. Một bài hát
  • D. Một cây bút và một cuốn sách

Câu 8: Ma-la-la Diu-sa-phai là người nước nào?

  • A. Afganistan
  • B. Pakitstan
  • C. Nigeria
  • D. Việt Nam

Câu 9: Nhan đề “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới” của văn bản có ý nghĩa gì?

  • A. Đối tượng chủ yếu xuyên suốt của tác phẩm là một quyển sách và một cái bút – nó đại diện cho giáo dục với sức mạnh to lớn có thể thay đổi cả thế giới
  • B. Thể hiện sức mạnh của giáo dục
  • C. Thể hiện tầm quan trọng của việc đến trường
  • D. Tên một quyển sách

Câu 10: Nội dung chính của phần 1 bài bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là:

  • A. Ca ngợi vẻ đẹp đất nước
  • B. Phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương
  • C. Miêu tả người dân làng 
  • D. Cảnh quan thiên nhiên của sông Hương

Câu 11: Giải thích nghĩa của từ “yếu điểm”:

  • A. Điểm yếu kém                                                       
  • B. Sở thích của một người
  • C. Điểm quan trọng                                                   
  • D. Tóm tắt điều quan trọng

Câu 12: Ý nghĩa của ngày Ma-la-la là gì?

  • A. Ngày mà Ma-la-la mất
  • B. Ngày sinh của Ma-la-la
  • C. Ngày Ma-la-la có bài phát biểu tại Liên hợp quốc để kêu gọi quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ em gái trên toàn cầu.
  • D. Một cuộc đời mới bắt đầu 

Câu 13: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 14: Viễn xứ: người ở phương xa. Xác định cách giải nghĩa của từ trên:

  • A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  • B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  • C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 15: Từ "Sính lễ" có nghĩa là

  • A. lễ vật dùng trong nghi lễ cúng tế trời đất.
  • B. lễ vật để dâng cúng tiên đế.
  • C. lễ vật quần thần dâng lên nhà vua.
  • D. lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.

Câu 16: Trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhịp điệu chậm rãi, lặng tờ của dòng sông Hương khi chảy qua thành phố Huế được tác giả so sánh với:

  • A. Điệu slow tình cảm, trữ tình
  • B. Những đám băng trôi trên sông Nê-va qua các cung điện Pê-téc-bua để ra biển Ban-tích
  • C. Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya trên dòng sông Hương
  • D. Nhưng hoa đăng bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước trong những

Câu 17: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

  • A. Dùng từ trái nghĩa để giải thích
  • B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
  • D. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích

Câu 18: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Nó...cô giáo mắng vì tội không làm bài tập."

  • A. Được
  • B. Bị
  • C. Đã
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 19: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

  • A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  • B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  • C. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  • D. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.

Câu 20: Ngay câu mở đầu văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông?", tác giả đã nêu điểm gì đặc biệt của dòng sông Hương?

  • A. Quá trình hình thành, kiến tạo của dòng sông qua nhiều thế kỉ.
  • B. Vẻ đẹp dữ dội, hùng tráng của dòng sông Hương ở đoạn thượng lưu.
  • C. Những bí ẩn về hành trình của dòng sông Hương trước khi xuôi về cố đô Huế.
  • D. Trong các dòng sông đẹp trên thế giới, chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất - thành phố Huế.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác