Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối tri thức học kì II(P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 kì 2(P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm cơ thể trùng roi

Câu 7: Đặc điểm cơ thể trùng roi

  • A. Đơn bào, nhân thực
  • B. Đơn bào, nhân sơ
  • C. Đa bào, nhân thực
  • D. Đa bào, nhân sơ

Câu 2: Cơ thể đa bào:

  • A. Cấu tạo từ nhiều tế bào
  • B. cấu tạo từ 1 tế bào
  • C. Chủ yếu cấu tạo từ các tế bào nhân sơ
  • D. Cấu tạo từ 1 tế bào nhân thực

Câu 3: Các hoạt động sống diễn ra chủ yếu ở đâu?

  • A. Tế bào
  • B. Cơ thể
  • C. Mô
  • D. Cơ quan

Câu 4: Vật nào dưới đây là vật sống? 

  • A. Con chó 
  • B. Con dao 
  • C. Cây chổi 
  • D. Cây bút

Câu 5: Loại sinh vật đơn bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường?

  • A. Tảo lục 
  • B. Trùng roi 
  • C. Vi khuẩn lam 
  • D. Tảo bong bóng

Câu 6: Cơ thể đơn bào là cơ thể có cấu tạo:

  • A. Một tế bào.                       
  • B. Hai tế bào.
  • C. Hàng trăm tế bào.            
  • D. Hàng nghìn tế bào.

Câu 7: Các sinh vật có kích thước khác nhau là do:

  • A. Thức ăn.                     
  • B. Môi trường sống.
  • C. Số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể giống nhau.                     
  • D. Số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể khác nhau.   

Câu 8:  Ở thực vật, độ ẩm và nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đều làm

  • A. tăng hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, giảm số lượng hạt lép
  • B. tăng hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, tăng số lượng hạt lép
  • C. giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, giảm số lượng hạt lép
  • D. giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, tăng số lượng hạt lép

Câu 9: Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?

  • A. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái
  • B. Điều chỉnh về số con
  • C. Điều chỉnh khoảng cách sinh con
  • D. Điều chỉnh thời điểm sinh con

Câu 10: Mục đích của việc điều khiển giới tính của đàn con trong chăn nuôi là

  • A. làm giảm số lượng con cái
  • B. làm giảm số lượng con đực
  • C. phù hợp với nhu cầu sản xuất
  • D. làm cân bằng tỷ lệ đực cái

Câu 11: Để điều khiển làm tăng tốc độ sinh sản ở động vật, biện pháp nào sau đây không được sử dụng?

  • A. Nuôi cấy phôi
  • B. Gây đột biến
  • C. Tiêm hormone
  • D. Thụ tinh nhân tạo

Câu 12: Ở người, cấm xác định giới tính thai nhi vì

  • A. định kiến trọng nam khinh nữ dẫn đến hành vi làm thay đổi tỉ lệ nam nữ.
  • B. sợ ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ
  • C. tâm lý của người thân muốn biết trước con trai hay con gái
  • D. sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Câu 13: Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chin và rụng? th

  • A. Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • B. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • C. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • D. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên

Câu 14:  Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình:

  • A. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử pháttriển thành cơ thể mới.
  • B. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bõ.
  • C. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
  • D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 15: Cấu tạo của tràng gồm:

  • A. Nhị và nhụy
  • B. Nhiều cánh hoa
  • C. Nhiều hạt phấn
  • D. Nhụy và bầu 

Câu 16: Nhị hoa gồm những thành phần nào?

  • A. Bầu nhuỵ và chỉ nhị
  • B. Bao phấn và noãn
  • C. Noãn, bao phấn và chỉ nhị
  • D. Bao phấn và chỉ nhị

Câu 17: Thụ tinh là gì?

  • A. Là sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử
  • B. Là sự kết hợp giữa con đực và con cái
  • C. Là sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố
  • D. Là sự kết hợp giữa các loài sinh vật

Câu 18: Sinh sản hữu tính là

  • A. hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.
  • B. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực tạo nên hợp tử.
  • C. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái tạo nên hợp tử.
  • D. hình thức sinh sản có sự kết hợp của tế bào đực và tế bào cái tạo nên hợp tử.

Câu 19: Cho một số nhận định sau:

1. Sinh sản hữu tính tạo hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành cơ thể mới.

2. Cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ.

3. Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường.

4. Sinh sản hữu tính chỉ có ở động vật.

5. Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính.

Số mệnh đề đúng là

  • A. 5.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 20: Đâu là nhân tố thuộc nhóm các yếu tố bên ngoài

  • A. Hormone
  • B. Di truyền
  • C. Chất dinh dưỡng
  • D. Giới tính

Câu 21: Đâu là không phải nhân tố thuộc nhóm yếu tố bên trong

  • A. Nhiệt độ
  • B. Hormone
  • C. Di truyền
  • D. Giới tính

Câu 22: Nhiệt độ không ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của loài sinh vật nào?​

  • A. Thực vật. 
  • B. Động vật biến nhiệt.
  • C. Động vật hằng nhiệt. 
  • D. Tảo và các loại nấm. 

Câu 23: Loài vật hoạt động vào ban ngày là

  • A. Chuột
  • B. Cú mèo
  • C. Thỏ
  • D. Trăn

Câu 24: Loài thực vật nào dưới đây chịu hạn kém?​

  • A. Cây rêu.
  • B. Cây cam.
  • C. Cây xương rồng.
  • D. Cây rau muống. 

Câu 25: Động vật nào dưới đây thuộc động vật ưa ẩm?​

  • A. Thằn lằn.
  • B. Tắc kè.
  • C. Ếch nhái.
  • D. Chim bói cá. 

Câu 26: Loài vật hoạt động về đêm là

  • A. Thỏ
  • B. Đại bang
  • C. Tắc kè
  • D. Báo hoa mai

Câu 27: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự nào?​

  • A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. 
  • B. Trồng đồng thời cả hai loại cây. 
  • C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. 
  • D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước. ​

Câu 28: Thực vật sinh trưởng nhờ có

  • A. mô phân sinh. 
  • B. tế bào chuyên hoá. 
  • C. chồi.
  • D. tế bào gốc.

Câu 29: Nhân tố nào không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?​

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Ánh sáng.
  • C. Nước.
  • D. Khí carbon dioxide.

Câu 30: Những ý nào dưới đây nói về đặc điểm của sinh sản vô tính ở sinh vật?

(1) Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới.

(2) Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt ở các môi trường sống luôn thay đổi.

(3) Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu.

(4) Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gian ngắn.

(5) Không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.

(6) Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

  • A. (1), (3), (4), (5), (6).
  • B. (1), (2), (3), (5).
  • C. (1), (2), (4), (6).
  • D. (1), (2), (3), (4), (5).

Câu 31: Đâu là những tập tính học được của động vật?

(1) Đẻ nhờ ở tu hú

(2) Hót ở chim

(3) Em dừng lại khi thấy đèn đỏ

(4) Leo trèo ở khỉ

(5) Nói ở người

  • A. (1), (3)
  • B. (2), (4)
  • C. (1), (4)
  • D. (3), (5)

Câu 32: Cho các tập tính sau ở động vật

(1) Sự di cư của cá hồi

(2) Báo săn mồi

(3) Nhện giăng tơ

(4) Vẹt nói được tiếng người

(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn

(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

(7) Xiếc chó làm toán

(8) Ve kêu vào mùa hè

Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?

  • A. (1), (3), (6), (8) 
  • B. (1), (2), (6), (8)
  • C. (1), (3), (5), (8)
  • D. (1), (3), (6), (7)

Câu 33: Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

  • A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
  • B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
  • C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
  • D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 34: Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày, bổ sung nước vào cốc để nước từ trong cốc thấm dần ra mùn cưa. Gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. Theo em hiện tượng gì đã xảy ra?

  • A. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều mọc giống nhau đều hướng xuống đáy hộp.
  • B. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều ngưng sinh trưởng.
  • C. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B hướng tới vị trí cốc nước.
  • D. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B bị ngưng sinh trưởng.

Câu 35: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

  • A. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • B. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • C. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • D. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 36: Xét các trường hợp sau :

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính

(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 37: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con ếch.

 …….  ➞ Ấu trùng ➞  …….  ➞  ……….   

  • A. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Nòng nọc -> Ếch trưởng thành
  • B. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Nòng nọc -> Ếch con
  • C. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Ếch con -> Ếch trưởng thành
  • D. Trứng thụ tinh -> Ấu trùng -> Ếch con -> Nòng nọc

Câu 38:  Vai trò nào không phải của mô phân sinh đỉnh là

  • A. Giúp thân tăng lên về chiều dài
  • B. Giúp cành tăng lên về chiều dài
  • C. Giúp rễ tăng lên về chiều dài
  • D. Giúp thân tăng lên về chiều ngang

Câu 39: Sinh trưởng là sự tăng về  …(1)… và khối lượng của cơ thể do sự …(2)…  về  …(3)…  và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên. 

  • A. (1) – số lượng, (2) – tăng lên, (3) – kích thước
  • B. (1) – kích thước, (2) – tăng lên, (3) – số lượng
  • C. (1) – kích thước, (2) – giảm đi, (3) – số lượng
  • D. (1) – số lượng, (2) – giảm đi, (3) – kích thước

Câu 40: Cây sinh trưởng nhờ hoạt động của bộ phận nào?

  • A. Lớp bần trên thân.
  • B. Mạch rây. 
  • C. Lá. 
  • D. Mô phân sinh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác