Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối tri thức học kì II(P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 kì 2(P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật xảy ra:
- A. nhanh, dễ nhận thấy
B. chậm, khó nhận thấy
- C. nhanh, khó nhận thấy
- D. chậm, dễ nhận thấy
Câu 2: Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là
- A. tính hướng tiếp xúc.
- B. tính hướng sáng.
C. tính hướng hoá.
- D. tính hướng nước.
Câu 3: Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?
- A. Tập tính kiếm ăn
- B. Tập tính di cư
C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- D. Tập tính sinh sản
Câu 4: Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào?
- A. Cây ngô.
- B. Cây lúa.
C. Cây mướp.
- D. Cây lạc.
Câu 5: Tập tính gồm
A. tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- B. tập tính bẩm sinh và tập tính rèn luyện.
- C. tập tính sẵn có và tập tính học được.
- D. tập tính sẵn có và tập tính rèn luyện.
Câu 6: Tập tính là
- A. chuỗi phản ứng của động vật nhằm biến đổi kích thích của môi trường.
B. chuỗi phản ứng của động vật nhằm trả lời kích thích của môi trường.
- C. chuỗi phản ứng của động vật nhằm phát tán kích thích của môi trường.
- D. chuỗi phản ứng của động vật nhằm điều tiết kích thích của môi trường.
Câu 7: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng trong đời sống. Em hãy cho biết con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng "Rễ cây tránh xa chất độc hại với nó" vào đời sống như thế nào.
- A. Nhận biết sự thay đổi về thời tiết
B. Phát hiện vùng đất nhiễm chất độc
- C. Dùng đèn để bẫy côn trùng
- D. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bắt
Câu 8: Ứng dụng leo giàn trong trồng trọt các cây nêu là ứng dụng của hiện tượng cảm ứng:
- A. Hướng nước
- B. hướng sáng
C. Hướng tiếp xúc
- D. Hướng dinh dưỡng
Câu 9: Cho các tập tính sau ở động vật
(1) Sự di cư của cá hồi
(2) Báo săn mồi
(3) Nhện giăng tơ
(4) Vẹt nói được tiếng người
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
(7) Xiếc chó làm toán
(8) Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?
A. (1), (3), (6), (8)
- B. (1), (2), (6), (8)
- C. (1), (3), (5), (8)
- D. (1), (3), (6), (7)
Câu 10: Sinh trưởng ở sinh vật là
- A. quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
- B. quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
- C. quá trình tăng về chiều cao và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
D. quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
Câu 11: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.
Hạt ➞ ……. ➞ ……. ➞ …….. ➞ ……..
A. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây trưởng thành -> Ra hoa kết quả.
- B. Hạt nảy mầm -> Ra hoa kết quả -> Cây non -> Cây trưởng thành
- C. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây trưởng thành -> Cây con
- D. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây non -> Cây trưởng thành
Câu 12: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái
A. sinh lý rất khác với con trưởng thành
- B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý
- C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành
- D. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành
Câu 13: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?
- A. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
B. Từ một quả cam thành hai quả cam.
- C. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
- D. Từ hạt thành hạt nảy mầm.
Câu 14: Đâu là không phải nhân tố thuộc nhóm yếu tố bên trong
A. Nhiệt độ
- B. Hormone
- C. Di truyền
- D. Giới tính
Câu 15: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?
- A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
- B. Khả năng sống bị giảm, sau đó không phát triển bình thường.
C. Khả năng sống bị giảm, có thể bị chết.
- D. Không thể sống được.
Câu 16: Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?
a) Sinh trưởng.
b) Thụ phấn.
c) Quang hợp.
d) Thoát hơi nước.
e) Phát triển.
g) Ra hoa.
h) Hình thành quả.
A. 6.
- B. 3.
- C. 7.
- D. 4.
Câu 17: Biện pháp canh tác: “làm nhà kính trồng cây nhằm ổn định nhiệt độ khi môi trường quá nóng hay quá lạnh; phủ rơm rạ trên mặt đất sau khi gieo hạt, giữ ấm giúp sự nảy mầm thuận lợi” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào
A. Nhiệt độ
- B. Ánh sáng
- C. Chất dinh dưỡng
- D. Độ ẩm
Câu 18: Đâu là đối tượng sử dụng hormone ức chế
- A. Cây lấy gỗ
- B. Câu lấy sợi
C. Khoai tây
- D. Cây quất cảnh
Câu 19: Biện pháp canh tác: “tưới tiêu chủ động đảm bảo giữ độ ẩm thích hợp với mỗi loại cây trồng” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào
- A. Nhiệt độ
- B. Ánh sáng
- C. Chất dinh dưỡng
D. Độ ẩm
Câu 20: Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là?
- A. Nhiệt độ
- B. Ánh sáng
- C. Nước
- D. Chất dinh dưỡng
E. Tất cả các đáp án trên
Câu 21: Trong các hình thức sinh sản dưới đây, đâu không phải ví dụ về sinh sản vô tính?
- A. Sinh sản bằng bào tử của rêu.
- B. Sinh sản bằng thân rễ ở cây rau má.
- C. Sinh sản bằng củ ở gừng
D. Sinh sản bằng hạt ở cây lúa.
Câu 22: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành
A. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.
- B. chỉ từ rễ của cây.
- C. chỉ từ một phần thân của cây.
- D. chỉ từ lá của cây.
Câu 23: Trong các phương pháp sau, phương pháp nhân giống vô tính nào có nhiều ưu điểm nhất hiện nay?
- A. Chiết cành
- B. Giâm cành
- C. Gieo từ hạt
D. Nuôi cấy mô
Câu 24: Hiện tượng nào dưới đây không phải là sinh sản ở sinh vật?
A. Đuôi mới của thằn lằn hình thành sau khi bị đứt.
- B. Củ khoai lang mọc mầm.
- C. Măng mọc lên ở những bụi tre.
- D. Em bé được sinh ra sau 9 tháng 10 ngày mẹ mang thai.
Câu 25: Trinh sinh thường gặp ở những loài nào sau đây?
1. Ong. 2. Mối. 3. Giun dẹp. 4. Bọ xít. 5. Kiến. 6. Rệp.
- A. 1, 2, 3
- B. 2, 3, 4
C. 1, 5, 6
- D. 3, 4, 5
Câu 26: Hoa lưỡng tính có đặc điểm gì khác hoa đơn tính?
A. Có cả nhị và nhuỵ.
- B. Chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
- C. Có nhị.
- D. Có nhuỵ.
Câu 27: Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về thụ tinh kép?
- thụ tinh kép là hiện tượng cả hai nhân tham gia thụ tinh, một nhân hợp nhất với trứng, một nhân hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n)
- thụ tinh kép chỉ có ở thực vật có hoa
- thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín
- thụ tinh kép đảm bảo chắc chắn dự trữ chất dinh dưỡng đúng trong noãn đã thụ tinh để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non tự dưỡng đảm bảo cho hậu hế khả năng thích nghi với điều kiện biến đổi của môi trường sống để duy trì nòi giống
- tất cả thực vật sinh sản hữu tính đều xảy ra thụ tinh kép
Phương án trả lời đúng là:
- A. 2
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 28: Quả được hình thành không qua thụ tinh là
- A. quả có hạt.
- B. quả có kích thước lớn bất thường.
C. quả không hạt.
- D. quả hỏng.
Câu 29: Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp
- A. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội
B. nhân quả 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
- C. nhân của giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử
- D. của hai tinh tử với trứng trong túi phôi
Câu 30: Quan sát hình bên và cho biết yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thụ phấn của chùm hoa phi lao.
- A. Côn trùng.
B. Gió.
- C. Nước.
- D. Con người.
Câu 31: Biện pháp nào sau đây thường được sử dụng để làm tăng số con của cá mè và cá trắm?
- A. Thay đổi yếu tố môi trường.
B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp.
- C. Nuôi cấy phôi.
- D. Thụ tinh nhân tạo trong cơ thể.
Câu 32: Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì? Thể hiện tập tính gì ở động vật?
A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.
- B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn.
- C. Mục đích bắt mồi. Đây là tập tính kiếm ăn.
- D. Mục đích chiến thắng tình địch. Đây là tập tính kêu gọi bạn tình.
Câu 33: Đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của các sinh vật sống là
A. Tế bào
- B. Cơ quan
- C. Hệ cơ quan
- D. Phân tử
Câu 34: Mọi hoạt động sống sống trong cơ thể đều diễn ra trong ......., giúp cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường.
- A. Mô
- B. Cơ quan
C. Tế bào
- D. Cơ thể
Câu 35: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì
- A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
- C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.
- D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.
Câu 36: Cho các hệ cơ quan sau:
1. Hệ tuần hoàn
2. Hệ hô hấp
3. Hệ cơ và xương
4. Hệ bài tiết
Các hệ cơ quan tham gia phối hợp vào hoạt động chạy thể dục hằng ngày là
A. 1, 2, 3, 4.
- B. 1, 2, 3.
- C. 2, 3, 4.
- D. 1, 3, 4.
Câu 37: Ở lớp Thú, con non được sinh ra và nuôi bằng sữa của mẹ. Đây là tập tính gì ở động vật?
A. Tập tính sinh sản.
- B. Tập tính kiếm ăn.
- C. Tập tính lãnh thổ.
- D. Tập tính bầy đàn.
Câu 38: Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình trao đổi chất bị trục trặc?
- A. Cơ thể thu nhận nhiều năng lượng và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.
- B. Hệ vận động ngừng hoạt động.
- C. Sinh vật phát triển mạnh, tăng kích thước nhanh chóng.
D. Ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 39: Tế bào không có hoạt động nào dưới đây?
- A. Trao đổi chất
B. Thay đổi hình dạng, cấu tạo
- C. Cảm ứng
- D. Phân chia
Câu 40: Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?
- A. Sinh sản.
B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
- C. Sinh trưởng và phát triển.
- D. Cảm ứng.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối tri thức học kì II
Bình luận