Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối tri thức học kì II(P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 kì 2(P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

  • A. học được
  • B. bẩm sinh
  • C. hỗn hợp
  • D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 2: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

  • A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể
  • B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài
  • C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể
  • D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài

Câu 3: Những phát biếu nào đưới đây là đúng khi nói về sự hình thành tập tính?

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính,

(2) Không phải bất kì kích thích nảo cũng làm xuất hiện tập tính;

(3) Kích thích càng mạnh càng để làm xuất hiện tập tính;

(4) Kích thích càng lặp lại càng để làm xuất hiện tập tính.

  • A. (1), (2)
  • B. (2), (3)
  • C. (3), (4)
  • D. (2), (4)

Câu 4: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?

  • A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
  • B. Sáo học nói tiếng người.
  • C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.
  • D. Khỉ tập đi xe đạp.

Câu 5: Em hãy chọn lợi ích đối với con người của hiện tượng cảm ứng của vật nuôi sau: "Ăn, ngủ đúng giờ"

  • A. Giảm công sức kêu gọi, tránh lãng phí và quản lý được nguồn thức ăn
  • B. Giúp vật nuôi hình thành thói quen tốt, nhờ đó chúng sinh trưởng và phát triển tốt hơn
  • C. Hạn chế sự mất vệ sinh và giảm công sức vệ sinh chuông trại
  • D. Giúp người chăn nuôi giảm công sức lùa vật nuôi về chuồng

Câu 6: Hiện tượng bú mẹ là một tập tính đặc trưng của con non ở người và các loài động vật có vú. Theo em hiện tượng này được xếp vào loại:

  • A. Tập tính bẩm sinh
  • B. Tập tính học được
  • C. Cảm ứng ở sinh vật
  • D. Vừa là tập tính bẩm sinh vừa là tập tính học được.

Câu 7: Đâu không phải ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào trồng trọt, chăn nuôi và đời sống.

  • A. Chế độ chiếu sáng trong trồng trọt.
  • B. Hình thành thói quen ăn, ngủ đúng giờ cho động vật nuôi.
  • C. Huấn luyện động vật.
  • D. Chiết cành cây.

Câu 8: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng trong đời sống. Em hãy cho biết con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng "Tính hướng sáng của cá" vào đời sống như thế nào.

  • A. Nhận biết sự thay đổi về thời tiết
  • B. Phát hiện vùng đất nhiễm chất độc
  • C. Dùng đèn để bẫy côn trùng
  • D. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bắt

Câu 9: Dùng đèn bẫy côn trùng là ứng dụng của tập tính “bị thu hút bởi Ánh Sáng của các loài côn trùng”, tập tính này là dạng tập tính gì ở động vật?

  • A. Tập tính bẩm sinh
  • B. Tập tính học được
  • C. Cảm ứng ở sinh vật
  • D. Vừa là tập tính bẩm sinh vừa là tập tính học được.

Câu 10: Em hãy chọn lợi ích đối với con người của hiện tượng cảm ứng của vật nuôi sau: "Nghe hiệu lệnh là về chuồng"

  • A. Giảm công sức kêu gọi, tránh lãng phí và quản lý được nguồn thức ăn
  • B. Giúp vật nuôi hình thành thói quen tốt, nhờ đó chúng sinh trưởng và phát triển tốt hơn
  • C. Hạn chế sự mất vệ sinh và giảm công sức vệ sinh chuông trại
  • D. Giúp người chăn nuôi giảm công sức lùa vật nuôi về chuồng

Câu 11: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình: 

  • A. tăng chiều dài cơ thể
  • B. tăng về chiều ngang cơ thể
  • C. tăng về khối lượng cơ thể
  • D. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể

Câu 12: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

  • A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
  • B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
  • C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm
  • D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm

Câu 13: Ở cây Một lá mầm, mô phân sinh gồm có

  • A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
  • B. mô phân sinh lóng và mô phân sinh bên.
  • C. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
  • D. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ.

Câu 14: Loại mô phân sinh không có ở cây cam là

  • A. mô phân sinh đỉnh rễ.
  • B. mô phân sinh lóng.
  • C. mô phân sinh bên.
  • D. mô phân sinh đỉnh thân.

Câu 15: Phát triển của sinh vật là

  • A. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
  • B. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
  • C. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn.
  • D. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

Câu 16: Biện pháp canh tác: “bón phân hợp lí theo nhu cầu của cây trồng, trồng luân phiên các loại cây khác nhau trên một khu đất” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào

  • A. Nhiệt độ
  • B. Ánh sáng
  • C. Chất dinh dưỡng
  • D. Độ ẩm

Câu 17: Ở thực vật, ánh sáng không ảnh hưởng đến quá trình nào?​

  • A. Sinh trưởng.
  • B. Phát triển.
  • C. Thụ phấn.
  • D. Quang hợp.

Câu 18: Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ra cần chú ý điều gì?

  • A. Không cần tuân thủ nguyên tắc về liều lượng, thời điểm.
  • B. Cho ăn kèm với thức ăn chứa nhiều tinh bột.
  • C. Xem xét kĩ đối tượng sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
  • D. Chỉ cho ăn vào buổi sáng, không ăn vào buổi tối.

Câu 19: Khi sử dụng chất kích thích sinh trưởng nhân tạo trong chăn nuôi, cần chú ý những gì?

  • A. Sử dụng đúng thời điểm, liều lượng và đối tượng.
  • B. Sử dụng trong thời gian dài, liều lượng nhiều.
  • C. Sử dụng ngay từ khi động vật còn nhỏ. 
  • D. Sử dụng ít, chọn hormone chất lượng tốt.

Câu 20: Biện pháp chăn nuôi: “Cho vật ăn uống đầy đủ cả lượng và chất, phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng của mỗi loài vật nuôi” là sự áp dụng yếu tố tác động nào

  • A. Dinh dưỡng
  • B. Nhiệt độ
  • C. Ánh sáng
  • D. Chất kích thích sinh trưởng

Câu 21: Khi trồng cây trong nhà hoặc các phòng làm việc, tại sao người ta thường đặt chậu cây ở vị trì cần cửa sổ?

  • A. Giúp cây thu nhận ánh sáng tốt hơn, thuận lợi cho quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ đảm bảo quá trình sinh trưởng của thực vật. 
  • B. Dễ vệ sinh hơn. 
  • C. Giúp kích thích bộ rễ sinh trưởng tốt hơn. 
  • D. Giúp quá trình tưới nước, cung cấp chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, không làm mất vệ sinh nhà ở, văn phòng làm việc. 

Câu 22: Biện pháp chăn nuôi: “Xây chuồng, trại có khả năng chống nóng, chống lạnh, sử dụng các thiết bị sưởi ấm hay làm mát khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao” là sự áp dụng yếu tố tác động nào

  • A. Dinh dưỡng
  • B. Nhiệt độ
  • C. Ánh sáng
  • D. Chất kích thích sinh trưởng

Câu 23: Khẳng định nào sau đây sai

  • A. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chỉ có sự tham gia của một cơ thể (mẹ)
  • B. Con sinh ra từ sinh sản vô tính mang đặc điểm của hai cơ thể bố và mẹ
  • C. Vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm có hình thức sinh sản vô tính
  • D. Trong sinh sản sinh dưỡng, cơ thể mới được tạo từ có bộ phân, cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ

Câu 24: Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào là nhóm chỉ gồm hoa đơn tính

  • A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.
  • B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.
  • C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô.
  • D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.

Câu 25: Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm

  • A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
  • B. duy trì sự phát triển của sinh vật.
  • C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.
  • D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.

Câu 26: Cho hình ảnh sau:

Cho hình ảnh sau:

Hình ảnh trên mô tả quá trình sinh sản của trùng đế giày. Đây là hình thức

  • A. sinh sản bằng hình thức nảy chồi.
  • B. sinh sản bằng hình thức phân đôi.
  • C. sinh sản bằng hình thức tiếp hợp.
  • D. sinh sản bằng hình thức phân mảnh.

Câu 27: Sinh sản vô tính là

  • A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
  • B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.
  • C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Câu 28: Cho dữ liệu sau:

Cột ACột B
1. Hoaa. là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa
2. Hoa đơn tínhb. là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
3. Hoa lưỡng tínhc. là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng một hoa.

Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp

  • A. 1 - a, 2 - b, 3 - c.
  • B. 1 - b, 2 - c, 3 - a.
  • C. 1 - b, 2 - a, 3 - c.
  • D. 1 - a, 2 - c, 3 - b.

Câu 29: Đây là hình thức sinh sản nào?

Đây là hình thức sinh sản nào?

  • A. Sinh sản nảy chồi. 
  • B. Sinh sản phân mảnh. 
  • C. Sinh sản sinh dưỡng. 
  • D. Sinh sản bằng bào tử.

Câu 30: Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp

  • A. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội
  • B. nhân quả 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
  • C. nhân của giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử
  • D. của hai tinh tử với trứng trong túi phôi

Câu 31: Cho một số nhận định sau:

1. Sinh sản hữu tính tạo hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành cơ thể mới.

2. Cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ.

3. Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường.

4. Sinh sản hữu tính chỉ có ở động vật.

5. Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính.

Số mệnh đề đúng là

  • A. 5.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 32: Trong sinh sản hữu tính cơ thể mới sinh ra từ

  • A. Giao tử
  • B. Hợp tử
  • C. Bào tử
  • D. Phôi   

Câu 33: Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là

  • A. có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi
  • B. tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
  • C. duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền
  • D. hình thức sinh sản phổ biến

Câu 34: Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật diễn ra lần lượt theo các giai đoạn nào?

  • A. Tạo giao tử → Thụ tinh → Thụ phấn → Hình thành quả và hạt.
  • B. Tạo giao tử → Thụ phấn → Thụ tinh → Hình thành quả và hạt.
  • C. Tạo quả và hạt → Thụ phấn → Thụ tinh → Hình thành giao tử.
  • D. Tạo quả và hạt → Thụ tinh → Thụ phấn → Hình thành giao tử.

Câu 35: Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là

  • A. sự thụ tinh.
  • B. sự thụ phấn.
  • C. tái sản xuất.
  • D. hình thành hạt.

Câu 36: Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn dinh dưỡng dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm. Yếu tố môi trường nào đã ảnh hưởng đến sinh sản của loài cóc trên?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Mùa sinh sản.
  • C. Thức ăn.
  • D. Hormone.

Câu 37: Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là

  • A. ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, hormone
  • B. di truyền, độ ẩm, độ tuổi, hormone
  • C. di truyền, độ ẩm, nhiệt độ, độ tuổi
  • D. ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng

Câu 38: Trong điều khiển sinh sản ở động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?

  • A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yếu tố môi trường.
  • B. Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.
  • C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.
  • D. Sử dụng hormone.

Câu 39: Bộ phận nào sau đây của hoa biến đổi thành quả?

  • A. Nhụy của hoa.
  • B. Tất cả các bộ phận của hoa.
  • C. Phôi và phôi nhũ được hình thành sau khi thụ tinh.
  • D. Bầu của nhụy.

Câu 40: Ở thực vật, độ ẩm và nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đều làm

  • A. tăng hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, giảm số lượng hạt lép
  • B. tăng hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, tăng số lượng hạt lép
  • C. giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, giảm số lượng hạt lép
  • D. giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, tăng số lượng hạt lép

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác