Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối tri thức học kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cho các chất sau:
1. Oxygen
2. Carbon dioxide
3. Chất dinh dưỡng
4. Nước uống
5. Năng lượng nhiệt
6. Chất thải
Trong quá trình trao đổi chất ở người, cơ thể người thu nhận những chất nào?
- A. 1, 2, 3, 4, 5.
- B. 1, 2, 3, 4.
- C. 1, 3, 4, 5.
D. 1, 3, 4.
Câu 2: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
- A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
- B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
- C. Con người, vật nuôi, cây trồng.
D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.
Câu 3: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường?
- A. Oxygen.
B. Carbon dioxide.
- C. Chất dinh dưỡng.
- D. Vitamin.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng. Trao đổi chất ở sinh vật là gì?
- A. Sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.
- B. Quá trình biến đổi vật lí của các chất từ thể rắn sang thể lỏng trong cơ thể sinh vật.
C. Tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
- D. Quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, giúp sinh vật lớn lên, phát triển và sinh sản.
Câu 5: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?
- A. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
- B. Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.
- C. Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
D. Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ sinh sản.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí oxygen tổng hợp chất hữu cơ.
- B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí oxygen.
- D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.
Câu 7: Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là:
A. từ phân tử nước H2O
- B. từ Glucose
- C. từ phân tử CO2
- D. từ phân tử ATP
Câu 8: Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn diễn ra
A. Đồng thời
- B. Mâu thuẫn với nhau
- C. Trái ngược nhau
- D. Liên tiếp nhau
Câu 9: Loài sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?
- A. Cá chép.
B. Trùng roi.
- C. Voi.
- D. Nấm rơm.
Câu 10: Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là:
- A. Diệp lục
B. Lục lạp
- C. Khí khổng
- D. Tế bào chất
Câu 11: Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là
- A. rễ cây.
- B. thân cây.
C. lá cây.
- D. hoa.
Câu 12: Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, An đã nghĩ đến một số phương pháp tiến hành thí nghiệm như sau:
Phương pháp 1: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để ở giữa sân nhà; chậu 2 để ở dưới gốc cây. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.
Phương pháp 2: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà, dưới bóng đèn sợi đốt; chậu 2 để ở giữa sân. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.
Phương pháp 3: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà có điều hòa; chậu 2 để ở giữa sân nhà. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.
Theo em, An nên lựa chọn phương pháp thí nghiệm nào để cho kết quả chính xác nhất?
- A. Phương án 1.
- B. Phương án 2.
- C. Phương án 3.
D. Không có phương án.
Câu 13: Vì sao trong thực tế người ta lại cần phải chống nóng và chống rét cho cây trồng?
A. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 20 – 30oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.
- B. Vì khi không chống rét và chống nóng cho cây thì cây trồng sẽ chết.
- C. Vì khi cây bị nóng thì cần tưới nhiều nước cho cây, do vậy cần chống nóng để giảm bớt lượng nước tưới. Khi cây bị rét quá thì cần chống rét để hạn chế sâu bệnh phá hại cây trồng.
- D. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 30 – 35oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.
Câu 14: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở
A. Ti thể
- B. Ribôxôm
- C. Không bào
- D. Lục lạp
Câu 15: Nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào là
A. khí oxygen.
- B. khí carbon dioxide.
- C. nước.
- D. không khí.
Câu 16: Hô hấp tế bào là quá trình biến đổi
A. Glucose.
- B. Maltose.
- C. Saccharose.
- D. Cellulose.
Câu 17: Về mặt năng lượng, hô hấp tế bào và quang hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Năng lượng từ Mặt Trời được sử dụng trong quá trình quang hợp và được lưu trữ trong các liên kết của các phân tử glucose. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng này được biến đổi thành các phân tử ATP. Các phân tử ATP này là nguồn năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
- B. Năng lượng chuyển hóa trong quá trình hô hấp tế bào được sử dụng để cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp.
- C. Quang hợp và hô hấp cùng thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng.
- D. Năng lượng không tham gia vào quá trình quang hợp và hô hấp tế bào.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ATP?
A. ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm thu được nhiều năng lượng hơn.
- B. ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm tránh lãng phí năng lượng.
- C. ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm tránh đốt cháy tế bào.
- D. ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm thu được nhiều CO2 hơn
Câu 19: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào tế bào?
- A. Khí nitrogen
- B. Khí carbon dioxide
C. Khí oxygen
- D. Khí hydrogen
Câu 20: Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng
A. rộng và mỏng.
- B. dài và hẹp.
- C. mỏng và hẹp.
- D. dài và mỏng.
Câu 21: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào?
- A. Quang hợp và thoát hơi nước.
- B. Hô hấp.
- C. Thoát hơi nước.
D. Quang hợp và hô hấp.
Câu 22: Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở tế bào
- A. Làm tăng nồng độ oxy trong máu
B. Cung cấp oxygen cho tế bào và loại CO2 khỏi tế bào
- C. Làm giảm nồng độ CO2 của máu
- D. Cả A, B và C
Câu 23: Trao đổi khí ở sinh vật là
- A. sự trao đổi các chất ở cơ thể với môi trường.
- B. sự trao đổi các chất ở môi trường với cơ thể.
C. sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường.
- D. sự trao đổi các chất ở rắn giữa cơ thể và môi trường.
Câu 24: Loài thực vật nào sau đây có thể thích nghi với môi trường khô hạn, thiếu nước kéo dài?
- A. Sen.
- B. Hoa hồng.
- C. Ngô.
D. Xương rồng.
Câu 25: Vai trò của nước đối với sự sống là
- A. Dung môi hòa tan
- B. Điều hòa thân nhiệt sinh vật và môi trường
- C. Tạo lực hút mao dẫn, giúp vận chuyển các chất trong mao dẫn
D. Cả A, B và C
Câu 26: Trong các chất dinh dưỡng, nhóm chất không cung cấp năng lượng là
- A. Protein và lipid.
B. Vitamin và khoáng chất.
- C. Protein và carbohydrate.
- D. Carbohydrate và lipid.
Câu 27: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò
- A. là dung môi hòa tan khí carbon dioxide.
B. là nguyên liệu cho quang hợp.
- C. làm tăng tốc độ quá trình quang hợp.
- D. làm giảm tốc độ quá trình quang hợp.
Câu 28: Vai trò của bộ rễ với thực vật là
- A. Là cơ quan hấp thụ nước ở thực vật
- B. Cố định cây trên mặt đất, giúp cây đứng vững
- C. Dự trữ chất dinh dưỡng ở thực vật (rễ biến dạng - rễ củ)
D. Cả ý A, B và C
Câu 29: Hoạt động hấp thu nước của cây chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào
A. Rễ
- B. Thân
- C. Lá
- D. Chồi non
Câu 30: Lông hút ở rễ có nguồn gốc từ đâu?
- A. Do các tế bào ở phần trụ giữa kéo dài ra hình thành.
B. Do các tế bào biểu bì kéo dài ra hình thành.
- C. Do các tế bào ở vỏ kéo dài ra hình thành.
- D. Do các tế bào mạch gỗ và mạch rây kéo dài ra hình thành.
Câu 31: Để cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao cần ....... và tưới nước hợp lí cho cây
- A. Trồng đúng thời vụ
B. Bón phân
- C. Chọn giống
- D. Cắt tỉa
Câu 32: Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?
- A. Mạch rây.
B. Mạch gỗ.
- C. Lông hút.
- D. Vỏ rễ.
Câu 33: Trong các loài thực vật sau đây, loài nào có rễ dài nhất?
- A. Cây dừa.
- B. Cây cà chua.
C. Cây cỏ lạc đà.
- D. Cây lúa nước.
Câu 34: Trung bình mỗi ngày một người nặng 50 kg cần khoảng bao nhiều nước?
- A. 2,5 lít.
B. 2 lít.
- C. 1,5 lít.
- D. 1 lít.
Câu 35: Các chất dinh dưỡng được biến đổi trong hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào cơ thể người qua
- A. Máu
B. Thành dạ dày
- C. Dịch tiêu hóa
- D. Ruột già
Câu 36: Mỗi loài động vật có nhu cầu sử dụng nước khác nhau, phụ thuộc vào
- A. Môi trường sống.
- B. Tuổi.
- C. Đặc điểm sinh học.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 37: Thức ăn từ ngoài đi vào trong cơ thể thông qua
A. miệng.
- B. thực quản.
- C. dạ dày.
- D. ruột non.
Câu 38: Nước được hấp thụ diễn ra ở hệ cơ quan nào của sinh vật?
- A. Hệ hô hấp
- B. Hệ tuần hoàn
- C. Hệ vận động
D. Hệ tiêu hóa
Câu 39: Trong trường hợp nào sau đây con người cần phải truyền nước?
A. Khi bị sốt cao hoặc bị tiêu chảy.
- B. Khi bị sốt cao hoặc đau dạ dày.
- C. Khi bị sốt cao hoặc làm việc mệt nhọc.
- D. Khi bị tiêu chảy hoặc làm việc mệt nhọc.
Câu 40: Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của động vật diễn ra ở
A. Hệ tuần hoàn
- B. Hệ hô hấp
- C. Hệ tiêu hóa
- D. Hệ thần kinh
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối tri thức học kì I
Bình luận