Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối tri thức học kì I(P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 kì 1(P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong quá trình trao đổi chất, luôn có sự
- A. giải phóng năng lượng.
- B. tích lũy (lưu trữ) năng lượng.
C. giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.
- D. phản ứng dị hóa.
Câu 2: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với
- A. sự chuyển hóa của sinh vật.
- B. sự biến đổi các chất.
- C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.
Câu 3: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật
- A. phát triển kích thước theo thời gian
B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động
- C. tích lũy năng lượng
- D. vận động tự do trong không gian
Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình trao đổi chất ở sinh vật?
(1) Chuyển hóa các chất ở tế bào được thực hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
(2) Chuyển hóa các chất luôn đi kèm với giải phóng năng lượng.
(3) Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
(4) Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong và ngoài cơ thể được gọi là quá trình trao đổi chất.
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 5: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào?
- A. Carbon dioxide.
- B. Oxygen.
C. Nhiệt.
- D. Tinh bột.
Câu 6: Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide được diễn ra tại hệ cơ quan nào trong cơ thể?
- A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ hô hấp.
- C. Hệ tiêu hóa.
- D. Hệ thần kinh.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây của phiến lá giúp cho việc vận chuyển nguyên liệu và sẩn phẩm của quang hợp tốt hơn?
- A. Mỏng, diện tích bề mặt lớn.
- B. Trên phiến là có nhiều gân
- C. Lớp biểu bì có nhiều khí khổng
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 8: Đặc điểm nào của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?
A. Phiến lá có dạng bản mỏng.
- B. Lá có màu xanh.
- C. Lá có cuống lá.
- D. Lá có tính đối xứng.
Câu 9: Với cây xanh, quang hợp có những vai trò nào sau đây?
(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây.
(2) Điều hoà không khí.
(3) Tạo chất hữu cơ và chất khí.
(4) Giữ ấm cho cây.
- A. (1), (2).
B. (1), (3).
- C. (2), (3).
- D. (3), (4).
Câu 10: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng trong quá trình nào sau đây?
- A. Hóa tổng hợp
- B. Hóa phân li
C. Quang tổng hợp
- D. Quang phân li
Câu 11: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?
- A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh
B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo
- C. Thực vật và nấm
- D. Thực vật và động vật
Câu 12: Đặc điểm nào của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?
1. Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.
2. Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp.
3. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.
4. Khí khổng phân bố trên bề mặt của lá có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.
5. Gân lá (mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.
Số đáp án đúng là
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
D. 5.
Câu 13: Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, An đã nghĩ đến một số phương pháp tiến hành thí nghiệm như sau:
Phương pháp 1: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để ở giữa sân nhà; chậu 2 để ở dưới gốc cây. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.
Phương pháp 2: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà, dưới bóng đèn sợi đốt; chậu 2 để ở giữa sân. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.
Phương pháp 3: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà có điều hòa; chậu 2 để ở giữa sân nhà. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.
Theo em, An nên lựa chọn phương pháp thí nghiệm nào để cho kết quả chính xác nhất?
- A. Phương án 1.
- B. Phương án 2.
- C. Phương án 3.
D. Không có phương án.
Câu 14: Vì sao trong thực tế người ta lại cần phải chống nóng và chống rét cho cây trồng?
A. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 20 – 30oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.
- B. Vì khi không chống rét và chống nóng cho cây thì cây trồng sẽ chết.
- C. Vì khi cây bị nóng thì cần tưới nhiều nước cho cây, do vậy cần chống nóng để giảm bớt lượng nước tưới. Khi cây bị rét quá thì cần chống rét để hạn chế sâu bệnh phá hại cây trồng.
- D. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 30 – 35oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.
Câu 15: Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?
A. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó tăng cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.
- B. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó giảm cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.
- C. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại → Góp phần tăng năng suất cây trồng.
- D. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại, giảm cường độ quang hợp → Góp phần tăng năng suất.
Câu 16: Tại sao những cây như cây vạn niên thanh, cây địa lan lại có thể trồng được trong nhà?
A. Vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu.
- B. Vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh.
- C. Vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt ở tất cả các điều kiện môi trường.
- D. Vì đây là những cây cảnh nên con người trồng trong nhà, sau đó cây thích nghi.
Câu 17: Cho các biện pháp sau:
1. Ngâm hạt giống trước khi gieo vào nước lạnh sau đó chuyển sang nước nóng để tăng tính chống chịu của hạt giống.
2. Bón phân hợp lí
3. Lắp đèn LED với cường độ ánh sáng và màu sắc khác nhau
4. Lắp đặt mái che
5. Tưới tiêu nước hợp lí
Biện pháp chống nóng cho cây trồng là
- A. 2, 3, 4, 5.
- B. 2, 3, 4.
- C. 1, 2, 3, 5.
D. 1, 2, 4, 5.
Câu 18: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở
A. Ti thể
- B. Ribôxôm
- C. Không bào
- D. Lục lạp
Câu 19: Nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào là
A. khí oxygen.
- B. khí carbon dioxide.
- C. nước.
- D. không khí.
Câu 20: Hô hấp tế bào là quá trình biến đổi
A. Glucose.
- B. Maltose.
- C. Saccharose.
- D. Cellulose.
Câu 21: Về mặt năng lượng, hô hấp tế bào và quang hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Năng lượng từ Mặt Trời được sử dụng trong quá trình quang hợp và được lưu trữ trong các liên kết của các phân tử glucose. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng này được biến đổi thành các phân tử ATP. Các phân tử ATP này là nguồn năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
- B. Năng lượng chuyển hóa trong quá trình hô hấp tế bào được sử dụng để cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp.
- C. Quang hợp và hô hấp cùng thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng.
- D. Năng lượng không tham gia vào quá trình quang hợp và hô hấp tế bào.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ATP?
A. ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm thu được nhiều năng lượng hơn.
- B. ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm tránh lãng phí năng lượng.
- C. ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm tránh đốt cháy tế bào.
- D. ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm thu được nhiều CO2 hơn.
Câu 23: Thế nào là hô hấp tế bào
- A. Là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ chất đơn giản
- B. Là một mặt của quá trình trao đổi chất
C. Là quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào
- D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 24: Khi chúng ta thở ra thì
- A. cơ liên sườn ngoài co.
- B. cơ hoành co.
C. thể tích lồng ngực giảm.
- D. thể tích lồng ngực tăng.
Câu 25: Tác nhân nào dưới đây không gây hại cho đường dẫn khí?
- A. Bụi.
- B. Vi khuẩn.
- C. Khói thuốc lá.
D. Khí oxygen.
Câu 26: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?
- A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
- B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
- C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
Câu 27: Trao đổi khí ở phổi là quá trình
- A. Trao đổi khí ở phổi là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phổi vào máu.
- B. Trao đổi CO2 từ máu vào không khí ở phổi.
- C. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào không khí ở phổi và của CO2 từ không khí ở phổi vào máu.
D. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phổi vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phổi.
Câu 28: Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?
A. Biểu bì lá.
- B. Gân lá.
- C. Tế bào thịt lá.
- D. Trong khoang chứa khí.
Câu 29: Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào?
- A. Lấy vào khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen.
B. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide.
- C. Lấy vào khí carbon dioxide và hơi nước.
- D. Lấy vào khí oxygen và hơi nước.
Câu 30: Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí chủ yếu ở thực vật là
A. khí khổng.
- B. lục lạp.
- C. ti thể.
- D. ribosome.
Câu 31: Sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở đâu?
A. Phế nang.
- B. Phế quản.
- C. Khí quản.
- D. Khoang mũi.
Câu 32: Nitrogen là nguyên tố cần thiết để thực vật tổng hợp
- A. Protein.
- B. Diệp lục.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 33: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể sinh vật?
- A. 50%.
- B. 60%.
C. 70%.
- D. 80%.
Câu 34: Ở người, vai trò của lipid đối với cơ thể là
- A. Là dung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ được.
- B. Dự trữ năng lượng.
- C. Chống mất nhiệt.
D. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
Câu 35: Cho mệnh đề sau: … là những chất hay hợp chất hóa học được cơ thể sinh vật lấy từ bên ngoài vào, tham gia đổi mới các thành phần của tế bào hoặc kiến tạo tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong cơ thể, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.
Điền từ thích hợp vào chỗ … là
- A. chất khoáng.
B. chất dinh dưỡng.
- C. chất đường bột.
- D. nước.
Câu 36: Đâu không phải chất dinh dưỡng cần thiết ở động vật
- A. Protein.
B. Ancol.
- C. Lipid.
- D. Vitamin và chất khoáng.
Câu 37: Cho các tính chất sau:
1. Là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị.
2. Sôi ở 100oC, đông đặc ở 0oC.
3. Có thể hòa tan được nhiều chất như muối ăn, đường,…
4. Có thể hòa tan được dầu, mỡ.
5. Có thể tác dụng với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất khác.
Các tính chất của nước là
A. 1, 2, 3, 5.
- B. 1, 2, 3, 4, 5.
- C. 1, 2, 4, 5.
- D. 1, 3, 4, 5.
Câu 38: Cho mệnh đề sau: Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1) ……… lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2) ………….. lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.
Chỗ trống cần điền là
A. (1) 10%; (2) 21%.
- B. (1) 15%; (2) 20%.
- C. (1) 15%; (2) 21%.
- D. (1) 10%; (2) 20%.
Câu 39: Vai trò của bộ rễ với thực vật là
- A. Là cơ quan hấp thụ nước ở thực vật
- B. Cố định cây trên mặt đất, giúp cây đứng vững
- C. Dự trữ chất dinh dưỡng ở thực vật (rễ biến dạng - rễ củ)
D. Cả ý A, B và C
Câu 40: Hoạt động hấp thu nước của cây chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào
A. Rễ
- B. Thân
- C. Lá
- D. Chồi non
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối tri thức học kì I
Bình luận