Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối bài 26 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 26 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi trồng trọt cần xới tơi đất trồng giúp 

  • A. Giúp nước mưa dễ thẩm vào đất, cây không bị mất nước.
  • B. Giúp cây hấp thu tốt phân bón
  • C. Giúp đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng
  • D. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các loài động vật có lợi cho cây trồng phát triển (VD  giun đất, trùng que).

Câu 2: Ở động vật khi tiếp xúc với môi trường có nồng độ carbon dioxide cao 

  • A. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong.
  • B. CO cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong
  • C. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cưởng độ hô hấp tế bào giảm.
  • D. O2 cạnh tranh với CO2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cường độ hô hấp tế bào giảm.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào?

  • A. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O
  • B. Quá trình phân giải chất tạo ra nhiều sản phẩm trung gian
  • C. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt
  • D. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP

Câu 4: Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của nước đối với quá trình hô hấp là không đúng?

  • A. Hàm lượng nước trong cơ thể liên quan trực tiếp tới cường độ hô hấp
  • B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể
  • C. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp.
  • D. Cung cấp proton H + và năng lượng cho quá trình hô hấp.

Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp tế bào?

  • A. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào
  • B. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào
  • C. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP
  • D. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử

Câu 6: Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm

(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.

(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.

(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.

(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.

Số nhận định đúng là 

  • A. 4. 
  • B. 3. 
  • C. 1 
  • D. 2.

Câu 7: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?

  • A. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.
  • B. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau.
  • C. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.
  • D. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp?

  • A. Quang hợp và hô hấp là hai quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.
  • B. Oxygen là nguyên liệu quan trọng để thực hiện quá trình hô hấp tế bào.
  • C. Càng lên cao không khí càng loãng, hàm lượng oxygen trong không khí càng ít.
  • D. Quang hợp và hô hấp là hai quá trình ngược nhau và độc lập vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.

Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình hô hấp?

  • A. quá trình hô hấp đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
  • B. quá trình hô hấp tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật.
  • C. quá trình hô hấp làm sạch môi trường.
  • D. quá trình hô hấp chuyển hóa gluxit thành CO2, H2O và năng lượng.

Câu 10: Ý kiến nào sau đây là hợp lý khi nói về các biện pháp bảo quản nông sản? 

  • A. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
  • B. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
  • C. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
  • D. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.

Câu 11: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các biện pháp bảo quản nông sản?

  • A. Tùy theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau. 
  • B. Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào.
  • C. Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất.
  • D. Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.

Câu 12: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về các biện pháp bảo quản nông sản?

  • A. Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố như hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản.
  • B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt.
  • C. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
  • D. Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 13: Nồng độ khí Oxygen mà ở đó thực vật giảm hô hấp tế bào là 

  • A. < 5 %
  • B. > 5 %
  • C. < 0,5 %
  • D. > 15 %

Câu 14: Tại sao không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ?

  • A. Cây xanh quang hợp tạo ra nhiều O2 làm tăng cường độ hô hấp trong lúc ngủ.
  • B. Quá trình hô hấp ở cây xanh tạo ra nhiều CO2 làm tăng nồng độ CO2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.
  • C. Quá trình hô hấp ở cây xanh tạo ra nhiều O2 làm tăng nồng độ O2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.
  • D. Quá trình quang hợp ở cây xanh tạo ra nhiều CO2 làm tăng nồng độ CO2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.

Câu 15: Nồng độ khí Carbon dioxide gây ức chế hô hấp

  •    A. 3 % -5 %
  •    B. 2 % -4 %
  •    C. 2 % -5 %
  •    D. 8 % -10 %

Câu 16: Đâu là các biện pháp bảo quản nông sản ứng dụng làm chậm quá trình hô hấp tế bào 

(1) Bảo quản lạnh

(2) Phơi khô

(3) Ngâm, muối chua

(4) Ướp muối

(5) Bảo quản trong kho kín (nồng độ CO2 cao)

  • A. (1), (3), (5)
  • B. (1), (2), (5)
  • C. (2), (4), (5)
  • D. (2), (3), (4)

Câu 17: Các phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản hạt thóc giống?

(1) Bảo quản thóc giống trong túi ni lông và buộc kín.

(2) Bảo quản thóc giống trong kho lạnh.

(3) Phơi khô thóc giống cho vào bao tải để ở nơi khô, thoảng.

(4) Bảo quản thóc giống trong điều kiện nồng độ CO2 cao.

  • A. (1), (2)
  • B. (2), (3)
  • C.  (1), (3), (4)
  • D. (1), (2), (3), (4)

Câu 18: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?

  • A. Ban đêm. 
  • B. Buổi sáng.
  • C. Cả ngày và đêm. 
  • D. Ban ngày.

Câu 19: Trong bảo quản nông sản người ta không sử dụng biện pháp nào để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu?

  • A. Phơi khô đối tượng bảo quản để độ ẩm còn 13 – 16 %
  • B. Giữ nông sản trong các kho lạnh ở nhiệt độ thích hợp
  • C. Sử dụng nồng độ CO2
  • D. Xử lý ở nhiệt độ cao để loại bỏ nước.

Câu 20: Trong phòng chứa nông sản (khoai, thóc, hạt đỗ), để giảm hao hụt và giữ chất lượng cho nông sản đó trong thời gian dài, người ta thường làm gì?

  • A. Hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm và lượng oxi, tăng lượng cacbonic
  • B. Hút bớt khí oxi và cacbonic, rồi bơm khí nito vào phòng
  • C. Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó
  • D. Làm phòng kín, giữ nhiệt độ bảo quản luôn ở 40c

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác