Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối tri thức học kì I(P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 kì 1(P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cơ quan đảm nhận chức năng thoát hơi nước ở thực vật là

  • A. Rễ
  • B. Thân
  • C. Lá
  • D. Khí khổng

Câu 2: Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước?

  • A. Nhúng ngập cây vào nước.
  • B. Tỉa bớt cành, lá.
  • C. Cắt ngắn rễ.
  • D. Tưới đẫm nước cho cây.

Câu 3: Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?

  • A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình.
  • B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình.
  • C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.
  • D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao.

Câu 4: Cơ thể chúng ta thông thường bổ sung nước bằng cách

  • A. qua thức ăn và đồ uống.
  • B. qua tiêu hóa và hô hấp.
  • C. qua sữa và trái cây.
  • D. qua thức ăn và sữa.

Câu 5: Hệ cơ quan đảm nhận chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể động vật là

  • A. Hệ tuần hoàn
  • B. Hệ hô hấp
  • C. Hệ tiêu hóa
  • D. Hệ bài tiết

Câu 6: Các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa được đào thải qua:

  • A. Ruột già
  • B. Hậu môn
  • C. Đại tràng
  • D. Tá tràng

Câu 7: Hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ tim và mạch máu?

(1) Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.

(2) Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

(3) Lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí.

(4) Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

(5) Thường xuyên kiểm tra huyết áp.

(6) Kiểm tra sức khoẻ định kì.

  • A. (1), (3), (4), (5), (6).
  • B. (1), (2), (3), (5), (6).
  • C. (1), (2), (4).
  • D. (1), (2), (5), (6).

Câu 8: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể người?

  • A. 60 - 75%.
  • B. 75 - 80%.
  • C. 85 - 90%
  • D. 55 - 60%.

Câu 9: Cho các dữ kiện sau:

(1) …………. có thể tự tổng hợp chất hữu cơ cần thiết bằng cách quang hợp khi có ánh sáng.(2) ………….. không thể tổng hợp chất hữu cơ mà phải lấy chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn làm nguyên liệu tổng hợp chất cần thiết cho cơ thể.Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện các dữ kiện trên.

  • A. (1) Thực vật, (2) Động vật.
  • B. (1) Động vật, (2) Thực vật.
  • C. (1) Thực vật, (2) Nguyên sinh vật.
  • D. (1) Động vật, (2) Nguyên sinh vật.

Câu 10: Cho các yếu tố sau:

1. Loài

2. Kích thước cơ thể

3. Độ tuổi

4. Thức ăn

5. Nhiệt độ của môi trường

Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu nước của cơ thể động vật và người.

  • A. 1, 2, 3, 4, 5.
  • B. 1, 2, 4, 5.
  • C. 1, 3, 4, 5.
  • D. 1, 2, 3, 4.

Câu 11: Vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn?

  • A. Giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn
  • B. Cần cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • C. Cần phối hợp hợp lí các loại thức ăn để tránh gây ngộ độc
  • D. Giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn

Câu 12:  Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?

  • A. Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao.
  • B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to.
  • C. Lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.
  • D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân.

Câu 13: Quá trình thoát hơi nước không có ý nghĩa nào trong các đáp án sau đây?

  • A. Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.
  • B. Điều hòa nhiệt độ bề mặt lá.
  • C. Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.
  • D. Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường.

Câu 14: Tại sao mùa hè nắng nóng nhiệt độ dưới bóng cây luôn mát mẻ và dễ chịu hơn?

  • A. Bóng cây giúp chắn tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên cơ thể
  • B. Bóng cây có nhiều tầng lá xếp chồng giúp ngăn cách nhiệt độ môi trường với nhiệt độ dưới tán cây
  • C. Khi nắng to khí khổng thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ cho cây, khiến nhiệt độ dưới bóng cây luôn thấp hơn nhiệt độ môi trường 1 - 2oC
  • D. Màu xanh kích thích thị giác kiến chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn

Câu 15: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào

  • A. Sự vận chuyển chất trong thân cây.
  • B. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
  • C. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 16: Nước và muối khoáng từ môi trường ngoài được rễ hấp thụ nhờ

  • A. lông hút.
  • B. vỏ rễ.
  • C. mạch gỗ.
  • D. mạch rây.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạch gỗ?

  • A. Mạch gỗ là các tế bào sống, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng.
  • B. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng.
  • C. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, vận chuyển chất hữu cơ và nước cung cấp cho các cơ quan.
  • D. Mạch gỗ là các tế bào sống, có thành tế bào dày, có đầy đủ các bào quan.

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng

  • A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  • B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  • C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  • D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 19:  Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật?

(1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.

(2) Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hóa diễn ra.

(3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.

(4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.

(5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.

(6) Giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể sinh vật.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 20: Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?

  • A. Củ đậu.
  • B. Lạc.
  • C. Cà rốt.
  • D. Rau muống.

Câu 21: Đặc điểm thể hiện tính phân cực của phân tử nước là

  • A. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử hydrogen nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen không mang điện tích.
  • B. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị chia đều về các phía nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen tích điện dương.
  • C. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử oxygen nên đầu mang nguyên tử oxygen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử hydrogen tích điện dương.
  • D. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử hydrogen nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen tích điện dương.

Câu 22: Sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở đâu?

  • A. Phế nang.
  • B. Phế quản.
  • C. Khí quản.
  • D. Khoang mũi.

Câu 23: Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình

  • A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
  • B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải ra O2 từ cơ thể ra môi trường.
  • C. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
  • D. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí O2 và CO2 ra ngoài môi trường.

Câu 24: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?

  • A. Hình yên ngựa.
  • B. Hình lõm hai mặt.
  • C. Hình hạt đậu.
  • D. Có nhiều hình dạng.

Câu 25: Oxygen từ phế nang sẽ tiếp tục được chuyển đến

  • A. khí quản.
  • B. phế quản.
  • C. tế bào máu.
  • D. khoang mũi.

Câu 26: Vai trò của hít thở sâu đối với cơ thể người là

  • A. Tăng cường hệ thống hô hấp.
  • B. Giảm căng thẳng, bình tĩnh.
  • C. Tăng năng lượng.
  • D. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

Câu 27: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản.

  • A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi.
  • B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
  • C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi.
  • D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản.

Câu 28: Bạn Tiến tiến hành thí nghiệm như sau

Bước 1. Tiến lấy 100 g hạt đậu chia thành 2 phần bao gồm 50 g cho vào bình A và 50 g cho vào bình B.

Bước 2. Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt và chắt bỏ nước.

Bước 3. Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1,5 đến 2 giờ.

Bước 4. Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình.

Thí nghiệm của bạn An chứng minh điều gì?

  • A. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí oxygen trong bình A. Do vậy, mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.
  • B. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống sinh ra khí oxygen trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.
  • C. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.
  • D. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.

Câu 29: Quang hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Oxygen được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào và được sử dụng trong quá trình quang hợp.
  • B. Khí carbon dioxide và nước thải ra do hô hấp tế bào được sử dụng trong quá trình quang hợp.
  • C. Năng lượng được giải phóng trong quá trình quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào.
  • D. Glucose sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào để cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể được phân hủy trong quá trình quang hợp.

Câu 30: Biện pháp nào sau đây là hợp lí để bảo vệ sức khỏe hô hấp ở người?

  • A. Tập luyện thể thao với cường độ mạnh mỗi ngày.
  • B. Ăn thật nhiều thức ăn có chứa glucose để cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.
  • C. Tập hít thở sâu một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày.
  • D. Để thật nhiều cây xanh trong phòng ngủ.

Câu 31: Phương trình hô hấp tế bào và phương trình quang hợp là hai phương trình có

  • A. Cùng chiều nhau
  • B. Chiều trái ngược nhau.
  • C. Tính chất giống nhau
  • D. Bản chất giống nhau.

Câu 32: Ở tảo sự hô hấp hiếu khí diễn ra tại

  • A. Tế bào chất
  • B. Ti thể
  • C. Trong các bào quan
  • D. Màng sinh chất

Câu 33: Ghép cột A với mệnh đề ở cột B

Cột ACột B
1. Nhiệt độ 35oCa. Cường độ quang hợp tăng
2. Tưới tiêu nước hợp lí
3. Đảm bảo mật độ và khoảng cách giữa các cây
4. Chiếu sáng đèn vào ban đêmb. Cường độ quang hợp giảm
5. Hạn chế tưới nước cho cây
6. Nhiệt độ 15oC


Đáp án đúng là

  • A. a - 2, 3, 4, 6 và b - 1, 5.
  • B. a - 2, 3, 4 và b - 1, 5, 6.
  • C. a - 2, 3, 6 và b - 1, 4, 5.
  • D. a - 2, 4, 6 và b - 1, 3, 5.

Câu 34: Điền vào chỗ trống “Quang hợp tạo......, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng,....... cho cơ thể thực vật và các sinh vật dị dưỡng, đồng thời cung cấp...... cho ngành  công nghiệp và dược liệu cho con người.”

  • A. Năng lượng/ chất hữu cơ/ nguyên liệu.
  • B. Nguyên liệu/năng lượng/chất hữu cơ.
  • C. Chất hữu cơ/ năng lượng/ nguyên liệu.
  • D. Chất hữu cơ/nguyên liệu/ năng lượng.

Câu 35: Cho các yếu tố sau:

1. Ánh sáng

2. Nhiệt độ

3. Hàm lượng khí carbon dioxide

4. Nước

Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp

  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 1, 3, 4.
  • C. 1, 2, 4.
  • D. 2, 3, 4.

Câu 36: Điền vào chỗ trống “Ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho lá cây bị..... làm giảm hiệu quả quang hợp.”

  • A. Đốt nóng
  • B. Cháy nắng
  • C. Chết
  • D. Hô hấp

Câu 37: Đặc điểm nào của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?

1. Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

2. Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp.

3. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.

4. Khí khổng phân bố trên bề mặt của lá có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

5. Gân lá (mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

Số đáp án đúng là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 38: Quang hợp là quá trình

  • A. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
  • B. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.
  • C. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như chất khoáng, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.
  • D. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất vô cơ từ các chất hữu cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

Câu 39: Quá trình quang hợp chủ yếu diễn ra ở đâu?  

  • A. Diễn ra chủ yếu ở lá cây
  • B. Diễn ra chủ yếu ở thân cây
  • C. Diễn ra chủ yếu ở rễ cây
  • D. Diễn ra chủ yếu ở hoa và quả.

Câu 40: Trên thực tế, để thích nghi với điều kiện sống tại môi trường sa mạc, lá của cây xương rồng đã biến đổi thành gai. Vậy cây xương rồng quang hợp chủ yếu bằng bộ phận nào sau đây?

  • A. Lá cây.
  • B. Thân cây.
  • C. Rễ cây.
  • D. Gai của cây

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác