Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối tri thức học kì II(P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 kì 2(P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu không phải ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào trồng trọt, chăn nuôi và đời sống.

  • A. Chế độ chiếu sáng trong trồng trọt.
  • B. Hình thành thói quen ăn, ngủ đúng giờ cho động vật nuôi.
  • C. Huấn luyện động vật.
  • D. Chiết cành cây.

Câu 2: Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật cho biết đâu không phải là một trông các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.

  • A. Chọn sách mình yêu thích
  • B. Đọc hàng ngày trong thời gian phù hợp
  • C. Đọc dồn dập thật nhiều sách
  • D. Tự đánh giá thói quen đọc sách của bản thân

Câu 3: Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về để ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Đâu không phải cách thức hợp lý hình thành tập tính trên cho vật nuôi.

  • A. Gọi vật nuôi vào những thời điểm nhất định
  • B. Cho ăn mỗi lần vật nuôi là, đúng theo yêu cầu
  • C. Chỉ cho ăn vào thời gian cố định
  • D. Đánh đập khi vật không làm đúng theo yêu cầu.

Câu 4: Khi nuôi mèo để bắt chuột, để huấn luyện giúp mèo có thói quen bắt chuột thì thức ăn cho mèo cần có?

  • A. Thịt chuột non.
  • B. Thịt sống.
  • C. Cơm.
  • D. Cá rán

Câu 5: Đâu là một ứng dụng về tập tính học được của động vật trong chăn nuôi?

  • A. Nghe tiếng gọi “chích chích” gà chạy tới.
  • B. Trồng cỏ và ủ men cho bò ăn để tăng khả năng hấp thụ thức ăn cho bò.
  • C. Nuôi lợn theo đàn để tăng lượng thức ăn của các cá thể
  • D. Nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.

Câu 6:  Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là

  • A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
  • B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
  • C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
  • D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.

Câu 7: Tìm từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành thông tin sau:

Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(1)... Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(2)...

  • A. (1) - chiều dài, (2) - chiều ngang
  • B. (1) - chiều ngang, (2) - chiều dài
  • C. (1) - kích thước, (2) - chiều dài
  • D. (1) - Chiều dài, (2) - kích thước

Câu 8: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?

  • A. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
  • B. Từ một quả cam thành hai quả cam.
  • C. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
  • D. Từ hạt thành hạt nảy mầm.

Câu 9: Biến đổi nào dưới đây diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển?

  • A. Mắt tiêu biến khi lên bờ.
  • B. Da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống. 
  • C. Hình thành vây bơi để bơi dưới nước.
  • D. Từ ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành. 

Câu 10:  Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.

Hạt ➞  ……. ➞  ……. ➞  …….. ➞  ……..

  • A. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây con -> Cây trưởng thành
  • B. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây non -> Cây trưởng thành
  • C. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây trưởng thành -> Cây con
  • D. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây trưởng thành -> Cây non

Câu 11: Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày, bổ sung nước vào cốc để nước từ trong cốc thấm dần ra mùn cưa. Gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. Theo em hiện tượng gì đã xảy ra?

  • A. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều mọc giống nhau đều hướng xuống đáy hộp.
  • B. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều ngưng sinh trưởng.
  • C. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B hướng tới vị trí cốc nước.
  • D. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B bị ngưng sinh trưởng.

Câu 12: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

  • A. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • B. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • C. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • D. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 13: Xét các trường hợp sau :

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính

(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 14: Hiện tượng nào dưới đây không phải là sinh sản ở sinh vật?

  • A. Đuôi mới của thằn lằn hình thành sau khi bị đứt. 
  • B. Củ khoai lang mọc mầm. 
  • C. Măng mọc lên ở những bụi tre.
  • D. Em bé được sinh ra sau 9 tháng 10 ngày mẹ mang thai. 

Câu 15: Trinh sinh thường gặp ở những loài nào sau đây?

1. Ong. 2. Mối. 3. Giun dẹp. 4. Bọ xít. 5. Kiến. 6. Rệp.

  • A. 1, 2, 3
  • B. 2, 3, 4 
  • C. 1, 5, 6
  • D. 3, 4, 5

Câu 16: Khẳng định nào sau đây sai

  • A. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chỉ có sự tham gia của một cơ thể (mẹ)
  • B. Con sinh ra từ sinh sản vô tính mang đặc điểm của hai cơ thể bố và mẹ
  • C. Vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm có hình thức sinh sản vô tính
  • D. Trong sinh sản sinh dưỡng, cơ thể mới được tạo từ có bộ phân, cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ

Câu 17: Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào là nhóm chỉ gồm hoa đơn tính

  • A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.
  • B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.
  • C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô.
  • D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.

Câu 18: Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm

  • A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
  • B. duy trì sự phát triển của sinh vật.
  • C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.
  • D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.

Câu 19: Cho dữ liệu sau:

Cột ACột B
1. Hoaa. là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa
2. Hoa đơn tínhb. là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
3. Hoa lưỡng tínhc. là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng một hoa.

Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp

  • A. 1 - a, 2 - b, 3 - c.
  • B. 1 - b, 2 - c, 3 - a.
  • C. 1 - b, 2 - a, 3 - c.
  • D. 1 - a, 2 - c, 3 - b.

Câu 20: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì?

  • A. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
  • B. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
  • C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
  • D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 21: Nước chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong cơ thể và đóng vai trò gì đối với con người.

  • A. 80%
  • B. 60%
  • C. 70%
  • D. 50%

Câu 22: Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là

  • A. từ 5,6oC đến 37oC.
  • B. từ 23oC đến 37oC.
  • C. từ 5,6oC đến 42oC.
  • D. từ 37oC đến 42o.

Câu 23: Đâu không phải đối tượng sử dụng hormone sinh trưởng

  • A. Cây quất cảnh
  • B. Tỏi
  • C. Hành
  • D. Khoai tây

Câu 24: Đâu là đối tượng sử dụng hormone ức chế

  • A. Cây lấy gỗ
  • B. Câu lấy sợi
  • C. Khoai tây
  • D. Cây quất cảnh

Câu 25: Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ra cần chú ý điều gì?

  • A. Không cần tuân thủ nguyên tắc về liều lượng, thời điểm.
  • B. Cho ăn kèm với thức ăn chứa nhiều tinh bột.
  • C. Xem xét kĩ đối tượng sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
  • D. Chỉ cho ăn vào buổi sáng, không ăn vào buổi tối.

Câu 26: Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình

  • A. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
  • B. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
  • C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 27: Khẳng định nào sau đây đúng

  • A. Hoa thụ phấn nhờ gió, côn trùng và tác động của con người
  • B. Các động vật có thụ tinh ngoài thường sống trên cạn
  • C. Noãn đã thụ tinh phát triển thành hợp tử, hợp tử phát triển thành hạt
  • D. Phôi phát triển bên trong cơ thể mẹ đối với các động vật đẻ trứng và đẻ con.

Câu 28: Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa đơn tính là?

  • A. Hoa Ly
  • B. Hoa phượng
  • C. Hoa đào
  • D. Hoa mướp

Câu 29: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sinh sản hữu tính?

  • A. Sinh sản hữu tính không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, thích nghi với môi trường sống ít thay đổi.
  • B. Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, có khả năng thích nghi với môi trường sống thay đổi.
  • C. Sinh sản hữu tính không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, có khả năng thích nghi với môi trường sống thay đổi.
  • D. Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, không có khả năng thích nghi với môi trường sống thay đổi.

Câu 30: Cho các dữ liệu sau:

Cột A

Cột B

1. Yếu tố bên ngoài

a. Ánh sáng

b. Đặc điểm của loài

c. Nhiệt độ

2. Yếu tố bên trong

d. Hormone sinh sản

e. Chất dinh dưỡng

f. Nước

Hãy ghép cột A với cột B sao cho hợp lý nhất.

  • A. 1-b,d và 2-a,c,e,f.
  • B. 1-a,c,e,f và 2-b,d.
  • C. 1-b,d,e và 2-a,c,f.
  • D. 1-a,c,e và 2-b,d,f.

Câu 31: Mục đích thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long là

  • A. để thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.
  • B. để tăng khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
  • C. để tăng khả năng chống chịu của cây thanh long.
  • D. để kéo dài thời gian sinh sản của cây thanh long.

Câu 32: Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là

  • A. ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, hormone
  • B. di truyền, độ ẩm, độ tuổi, hormone
  • C. di truyền, độ ẩm, nhiệt độ, độ tuổi
  • D. ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng

Câu 33: Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là

  • A. hormone, di truyền, nhiệt độ
  • B. hormone, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng
  • C. di truyền, độ tuổi, hormone
  • D. di truyền, độ ẩm, độ tuổi

Câu 34: Quá trình sinh sản của sinh vật diễn ra bình thường là nhờ

  • A. các cơ chế điều hòa
  • B. hormone
  • C. hormone và nhiệt độ
  • D. nhiệt độ

Câu 35: Đặc điểm chính của cơ thể sinh vật:

  • A. Cảm ứng
  • B. Dinh dưỡng
  • C. Sinh trưởng và sinh sản
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 36: Quá trình sinh trưởng của sinh vật là?

  • A. Quá trình tạo ra con non
  • B. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường
  • C. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước
  • D. Quá trình loại bỏ các chất thải

Câu 37: Quá trình bài tiết của sinh vật là?

  • A. Quá trình tạo ra con non
  • B. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường
  • C. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước
  • D. Quá trình loại bỏ các chất thải

Câu 38: Sinh vật là những

  • A. Vật sống
  • B. Vật không sống
  • C. Vừa là vật sống, vừa là vật không sống
  • D. Vật chất

Câu 39: Có thể quan sát trùng roi và vi khuẩn bằng gì?

  • A. Mắt thường
  • B. Kính hiển vi
  • C. Kính lúp
  • D. Kính viễn vọng

Câu 40: Cơ thể đơn bào là cơ thể có cấu tạo:

  • A. Một tế bào
  • B. Hai tế bào
  • C. Hàng trăm tế bào
  • D. Hàng nghìn tế bào

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác