Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tập 1 Ôn tập bài 3: Lời sông núi (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nỗi Ôn tập bài 3: Lời sông núi - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

ÔN TẬP BÀI 3. LỜI SÔNG NÚI (PHẦN 2)

 

Câu 1. Liên hệ với lịch sử dân tộc, hãy chứng minh sự chính xác của lời tuyên ngôn chiến thắng này?

  •    A. Quân và dân nhà Lý dưới sự chỉ huy của Quang Trung đã đánh tan đạo quân xâm lược Tống, bảo vệ bờ cõi nước ta.
  •    B. Quân và dân nhà Lý dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã đánh tan đạo quân xâm lược Nguyên, bảo vệ bờ cõi nước ta.
  •    C. Quân và dân nhà Lý dưới sự chỉ huy của Lý Thái Tổ đã đánh tan đạo quân xâm lược Tống, bảo vệ bờ cõi nước ta.
  •    D. Quân và dân nhà Lý dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã đánh tan đạo quân xâm lược Tống, bảo vệ bờ cõi nước ta.

Câu 2. Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là ở thời kì nào ?

  •    A. Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc.
  •    B. Trong quá khứ.
  •    C. Trong cuộc kháng chiến hiện tại.
  •    D. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường.

Câu 3. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau

“Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?”

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

  •    A. Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua.
  •    B. Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương.
  •    C. Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung.
  •    D. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?

Câu 4. Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của “Hịch tướng sĩ”?

  •  A. Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu.
  •  B. Áng văn chính luận xuất sắc.
  •  C. Lập luận chặt chẽ, sắc bén.
  •  D. Sử dụng biện pháp nhân hóa.

Câu 5. Bài thơ Nam quốc sơn hà được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?

  •    A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
  •    B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
  •    C. Trần Quang Khải chống giặc Mông- Nguyên ở bến Chương Dương.
  •    D. Quang Trung đại phá quân Thanh.

Câu 6. Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu đoạn văn nào?

Bên cạnh thủy triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió. Không chỉ góp phần tạo nên các hoàn lưu và dòng chảy trên biển, gió còn khiến cho mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống. Tác động của gió và áp suất khí quyển trở nên rõ ràng nhất khi xảy ra bão.                 (Theo Lưu Quang Hưng)

  •  A. Quy nạp.
  •  B. Tổng phân hợp
  •  C. Song song.
  •  D. Diễn dịch.

Câu 7. Đây là đoạn văn diễn dịch đúng hay sai?

“Hiện nay tình hình giao thông tại thành phố có rất nhiều vấn đề phải nói trong đó có vấn đề ùn tắc giao thông. Các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc là do những lí do sau: gần trường học, có đường ray xe lửa đi qua, thường xuyên gặp nước khi trời mưa, hệ thống tín hiệu đèn giao thông bị hỏng mà không có sự can thiệp kịp thời của cảnh sát giao thông, và ý thức của người dân… chống ùn tắc giao thông là vấn đề của toàn xã hội, chứ không phải của riêng ngành giao thông, công an. Về lâu dài nên mở rộng diện tích đất khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh ra ngoại ô, tức là giãn dân ra xa khu trung hành chính hiện ra để thực hiện vấn đề trên không còn cách nào là phải quy hoạch lại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện ra xa trung tâm hiện nay.”

  • A. Đúng.
  • B. Sai

Câu 8. Đọc đoạn văn sau và tìm câu chủ đề

“Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”

(Vũ Tú Nam)

  •    A. “Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch”.
  •    B. “Biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời” và “Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng”.
  •    C. “Biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời”.
  •    D. “Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề”.

Câu 9. Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn dưới đây?

Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường. Cậu này là học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, bạn ấy thuộc Trường THCS Lương Thế Vinh, còn cô bé kia học ở Trường THCS Đặng Thai Mai,… tất cả đều được nhận ra nhờ bộ đồng phục mà họ mặc. Trong cuộc thi “nhóm bạn lý tưởng” ở huyện, “màu cờ sắc áo” không chỉ thể hiện ở tài trí của năm bạn trong đội hình thi đấu trên sân khấu, mà còn ở các nhóm cổ động viên tưng bừng, nổi bật trong bộ đồng phục của trường mình trên khán đài.

  • A. Câu thứ ba
  • B. Câu thứ hai
  •  C. Câu thứ nhất
  •  D. Câu thứ tư

Câu 10. Câu in đậm dưới đây có phải là câu chủ đề không?

“Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn. Nhan sắc là sắc đẹp trời phú, là hình hài mẹ cha ban tặng cho mỗi con người nhưng tài năng, tính cách là sự tu dưỡng, rèn luyện ở mỗi cá nhân.. Một bông hoa dù sắc màu rực rỡ nhưng không tỏa ngát hương thơm, liệu có thu hút được ánh nhìn của mọi người được lâu ? Con người cũng vậy, vẻ đẹp ngoại hình sẽ tạo ấn tượng với người khác nhưng sự tài năng và sâu sắc trong tâm hồn sẽ khiến người khác nhớ mãi về bạn. Do đó mỗi người cần có sự chăm chút chính bản thân mình, để "dù bạn không cao nhưng vẫn khiến người khác phải ngước nhìn". Tài năng hay vẻ đẹp tâm hồn ấy dù có sẵn trong mỗi chúng ta nhưng nếu không chịu học hỏi, bồi đắp kiến thức thì chúng cũng sẽ ngủ quên và dần dần biến mất. Mỗi ngày trôi qua, bạn cần học hỏi nhiều hơn, lắng nghe cuộc sống nhiều hơn để nuôi dưỡng tâm hồn. Đó cũng chính là cách bạn yêu thương và trân trọng chính bản thân mình.”

  • A. Có.
  • B. Không

Câu 11. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau

“Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.”

  •    A. Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.
  •    B. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất.
  •    C. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.
  •    D. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại.

Câu 12. Lí do nào khiến tác giả nêu gương đời trước và đương thời trong bài Hịch tướng sĩ?

  •    A. Để cho dẫn chứng nêu ra được đầy đủ.
  •    B. Để tăng sức thuyết phục đối với các tỳ tướng.
  •    C. Để buộc các tì tướng phải xem xét lại mình.
  •    D. Để chứng tỏ mình là người thông hiểu văn chương, sử sách.

Câu 13. Tác giả đã sử dụng biện pháp gì khi nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ ở phần mở đầu bài Hịch tướng sĩ?

  •  A. So sánh.
  •  B. Nhân hoá.
  •  C. Liệt kê.
  •  D. Cường điệu.

Câu 14. Đoạn văn sau đây thuộc kiểu đoạn văn nào?

Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường. Cậu này là học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, bạn ấy thuộc Trường THCS Lương Thế Vinh, còn cô bé kia học ở Trường THCS Đặng Thai Mai,… tất cả đều được nhận ra nhờ bộ đồng phục mà họ mặc. Trong cuộc thi “nhóm bạn lý tưởng” ở huyện, “màu cờ sắc áo” không chỉ thể hiện ở tài trí của năm bạn trong đội hình thi đấu trên sân khấu, mà còn ở các nhóm cổ động viên tưng bừng, nổi bật trong bộ đồng phục của trường mình trên khán đài.

  • A. Diễn dịch.
  • B. Song song.
  •  C. Quy nạp.
  •  D. Tổng phân hợp

Câu 15. Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn dưới đây?

Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

  •    A. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?
  •    B. Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung
  •    C. Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương
  •    D. Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

Câu 16. Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?

  •    A. Sử dụng biện pháp so sánh.
  •    B. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến…”.
  •    C. Sử dụng biện pháp nhân hoá.
  •    D. Sử dụng biện pháp ẩn dụ.

Câu 17. Câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” trong bài Nam quốc sơn hà có ý nghĩa gì?

  •    A. Đây là một câu hỏi không cần câu trả lời.
  •    B. Đây là một câu hỏi về lý do giặc xâm lược nước ta.
  •    C. Đây là một câu hỏi dằn mặt quân địch.
  •    D. Đây là một câu hỏi bao hàm thái độ vừa ngạc nhiên, vừa khinh bỉ.

Câu 18. Trong tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong quãng thời gian nào?

  •  A. Trong quá khứ và hiện tại.
  •  B. Trong tương lai.
  •  C. Trong quá khứ.
  •  D. Trong hiện tại.

Câu 19. Trần Quốc Tuấn nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ vốn được lưu danh trong sử sách nước Nam ta trong bài Hịch tướng sĩ. Đúng hay sai?

  •  A. Đúng.
  •  B. Sai.

Câu 20. Dựa vào các câu in đậm, em hãy xác định kiểu đoạn văn dưới đây

“Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”

  •  A. Song song.
  •  B. Phối hợp.
  •  C. Quy nạp.
  •  D. Diễn dịch.

Câu 21. Kiểu đoạn văn song song rất phù hợp với việc trình bày các thông tin khách quan, không hàm chứa sự đánh giá chủ quan của người viết. Theo em, ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Đúng.
  • B. Sai

Câu 22. Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

  •    A. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục.
  •    B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
  •    C. Tiềm tàng, kín đáo.
  •    D. Khi thì tiềm tàng, kín đáo, lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.

Câu 23. Đoạn văn sau đây thuộc kiểu đoạn văn nào?

“Sách mang tới cho chúng ta nguồn kiến thức vô hạn. Bởi sách không chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin, kiến thức về văn hóa, chính trị, về tôn giáo, ... mà còn giúp chúng ta chiêm nghiệm về xã hội xa xưa thông qua các tác phẩm văn học, lịch sử. Nó giúp chúng ta được sống nhiều cuộc đời khác nhau, giúp chúng ta mở mang chân trời mới. Đọc sách, người ta thấu hiểu nhiều điều, nhiều nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, có thể nói, sách chính là kho tàng kiến thức của cả nhân loại.”

  • A. Phối hợp.
  • B. Quy nạp.
  •  C. Diễn dịch.
  •  D. Song song.

Câu 24. Đoạn văn sau đây thuộc kiểu đoạn văn nào?

Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

  •  A. Tổng phân hợp
  •  B. Song song.
  •  C. Quy nạp.
  •  D. Diễn dịch.

Câu 25. Bài thơ Nam quốc sơn hà được chia làm mấy phần?

  • A. 3 phần.
  • B. 2 phần.

     C. 1 phần.

     D. 4 phần.


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác