Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Kết nối bài 7: Lá Đỏ (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 7 Lá Đỏ- sách Ngữ văn 8 kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
- A. Thể thơ 5 chữ
- B. Thể thơ 6 chữ
- C. Thể thơ 7 chữ
D. Thể thơ tự do
Câu 2: Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh Trường Sơn lộng gió, rừng ào ào lá đỏ" khắc họa khung cảnh Trường Sơn như thế nào?
A. Khoáng đạt, hùng vĩ
- B. Thơ mộng, trữ tình
- C. Khắc nghiệt, dữ dội
- D. Tráng lệ, kì vĩ
Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Em đứng bên đường như quê hương”
- A. Ẩn dụ
- B. Hoán dụ
C. So sánh
- D. Nhân hóa
Câu 4: Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai?
- A. Người lính Trường Sơn
- B. Nguyễn Đình Thi
C. Em gái tiền phương
- D. Người lính Trường Sơn và em gái tiền phương
Câu 5: Hai câu sau gợi ra điều gì?
"Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn"
- A. Niềm tin và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn
- B. Lời chào và lời ước hẹn của cô gái tiền phương và người lính Trường Sơn
C. Lời chào và lời ước hẹn của người lính Trường Sơn với cô gái tiền phương
- D. Lời hẹn ước giữa hai nhân vật trữ tình
Câu 6: Cảm xúc của tác giả qua văn bản là
- A. niềm vui, tự hào và hy vọng vào tương lai của người lính Trường Sơn.
B. niềm vui, lạc quan, tin tưởng, tự hào và hy vọng vào ngày mai chiến thắng.
- C. niềm vui sướng, hạnh phúc khi gặp lại người em gái tiền phương.
- D. niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.
Câu 7: Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh nào?
- A. Bụi Trường Sơn
- B. Đoàn lính Trường Sơn hành quân vội vã
C. Đoàn quân đi vội vã, bụi Trường Sơn nhoà trong trời lửa
- D. Ào ào lá đỏ
Câu 8: Bài thơ Lá Đỏ của tác giả nào?
- A. Tố Hữu
B. Nguyễn Đình Thi
- C. Xuân Diệu
- D. Huy cận
Câu 9: Tác giả sử dụng vần thơ nào trong bài thơ?
A. Vần chân
- B. Vần lưng
- C. Vần cách
- D. Cả B và C đều đúng
Câu 10: Tác giả đã so sánh "Em đứng bên đường" với cái gì?
- A. Cánh đồng
- B. Ngọn gió
C. Quê hương
- D. Lửa trời
Câu 11: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: "Em đứng bên đường như quê hương"
- A. Giúp sự việc thêm phong phú
- B. Tạo cho người đọc cảm giác gần gũi
- C. Nổi bật vẻ đẹp bình dị, thân thương
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 12: Cuộc gặp gỡ được nhắc đến trong bài giữa ai với ai?
A. Giữa người lính và một cô thanh niên xung phong
- B. Giữa người lính và người vợ anh ấy
- C. Giữa tình báo và cô thanh niên
- D. Giữa người lính hành quân và hậu phương
Câu 13: Lời hẹn gặp trong dòng thơ cuối thể hiện tình cảm gì?
- A. Tình yêu nước sâu sắc, mãnh liệt
- B. Tình cảm nam nữ giữa người lính và em gái tiền phương
C. Niềm lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi
- D. Cả B và C đều đúng
Câu 14: Từ láy "vội vã" đã gợi lên hình ảnh nào?
A. Không khí khẩn trương của cuộc hành quân
- B. Sự mệt mỏi của những người lính
- C. Sự căng thẳng của cuộc kháng chiến
- D. Cả B và C đều đúng
Câu 15: Hình ảnh "bụi Trường Sơn nhoà bụi lửa" cho em suy nghĩ gì?
- A. Sự kiên cường, bất khuất của những người lính
B. Sự khắc nghiệt và gian lao của chiến tranh
- C. Vẻ đẹp của núi rừng Trường Sơn
- D. Niềm tin và khát vọng chiến thắng rực lửa
Câu 16: Hình ảnh "vai áo bạc súng trường" gợi lên điều gì?
- A. Sự tần tảo, kiên cường và mạnh mẽ ở những cô gái tiền phương
B. Sự lạc quan, yêu đời của những người lính kháng chiến
- C. Sự trẻ trung, xinh đẹp và mảnh mai của những cô gái tiền phương
- D. Cả A và B đều đúng
Câu 17: Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ?
- A. Sự dũng cảm, kiên cường
- B. Sự lãng mạn, vui tươi
- C. Sự lạc quan, yêu đời
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 18: Hình ảnh "vai áo bạc súng trường" gợi lên điều gì?
A. Sự tần tảo, kiên cường và mạnh mẽ ở những cô gái tiền phương
- B. Sự lạc quan, yêu đời của những người lính kháng chiến
- C. Sự trẻ trung, xinh đẹp và mảnh mai của những cô gái tiền phương
- D. Cả A và B đều đúng
Câu 19: Lời hẹn gặp trong dòng thơ cuối thể hiện tình cảm gì?
- A. Tình yêu nước sâu sắc, mãnh liệt
- B. Tình cảm nam nữ giữa người lính và em gái tiền phương
C. Niềm lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi
- D. Cả B và C đều đúng
Câu 20: Cuộc gặp gỡ được nhắc đến trong bài giữa ai với ai?
A. Giữa người lính và một cô thanh niên xung phong
- B. Giữa người lính và người vợ anh ấy
- C. Giữa tình báo và cô thanh niên
- D. Giữa người lính hành quân và hậu phương
Bình luận