Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chân trời bài 8: Thực hành Tiếng Việt (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 8 Thực hành Tiếng Việt (P2)- sách Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biện pháp lặp cấu trúc là gì?
- A. Là lặp kết cấu cú pháp, nhưng thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ, lặp nhịp điệu trong câu hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
- B. Là lặp cấu tứ thơ và thường có sự phối hợp với các phép tu từ khác.
- C. Là lặp thanh vần của câu và thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 2: Tác dụng của phép lặp cấu trúc là gì?
- A. Vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu.
- B. Làm trọn vẹn hoặc nhấn mạnh ý nghĩa, gia tăng cảm xúc
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."
(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)
Câu 3: Xác định câu văn không sử dụng phép lặp cấu trúc?
- A. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa
- B. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
C. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- D. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập
Câu 4: Xác định cấu trúc của cặp câu:
"Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập
Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."
- A. P (thành phần phụ tình thái) + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
- B. Danh từ + định tố
- C. Trạng ngữ chỉ thời gian + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
D. C + V + Phụ ngữ chỉ đối tượng + Trạng ngữ
Câu 5: Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cấu trúc nào?
- A. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.
- B. Phép lặp cấu trúc và đảo trật tự cú pháp.
C. Phép lặp cấu trúc và sử dụng các từ láy gợi hình.
- D. Phép lặp cấu trúc và phép liệt kê.
Câu 6: Đoạn thơ sau có sử dụng phép tu từ cú pháp gì?
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”
- A. Phép lặp
- B. Liệt kê
- C. Chêm xen
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Trong tục ngữ, lặp cấu trúc là cơ sở của:
- A. Phép đối
- B. Phép liên tưởng
C. Phép nối
- D. Phép thế
Câu 8: Phép lặp cấu trúc thường ít sử dụng nhất trong loại văn bản nào dưới đây?
- A. Nghệ thuật
- B. Chính luận
- C. Hành chính
D. Báo chí
Câu 9: Phép lặp cấu trúc thường kèm theo:
A. Lặp từ ngữ
- B. Lặp phụ âm đầu
- C. Lặp vần
- D. Lặp thanh điệu
Câu 10: Phép lặp cấu trúc là:
- A. Lặp lại từ ngữ trong câu
- B. Lặp lại hình thức ngữ âm
C. Lặp lại cấu trúc ngữ pháp của câu
- D. Lặp lại chủ ngữ trong câu
Câu 11: Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép lặp cấu trúc:
- A. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,/Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh.
B. Này chồng, này mẹ, này cha,/Này là em ruột, này là em dâu.(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- C. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
- (Nhị Hồ - Xuân Diệu)
- D. Cả B và C
Câu 12: Có những loại phép điệp nào trong đoạn trích ở dưới?
Trong đầm đẹp gì bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
(Ca dao)
- A. Điệp ngữ, điệp câu
- B. Điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngữ
- C. Điệp đầu câu, điệp nối tiếp
D. Điệp ngữ, điệp vòng tròn
Câu 13: Trích đoạn trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu:
Tôi muốn tắt nắng đi,
Cho màu đừng nhạt mất.
Tôi muốn buộc gió lại,
Cho hương đừng bay đi.
Có những loại phép điệp nào?
- A. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp câu.
- B. Điệp câu, điệp ngắt quãng, điệp đầu câu.
C. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngắt quãng.
- D. Điệp nối tiếp, điệp câu, điệp ngắt quãng.
Câu 14: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
- A. Điệp cách quãng
- B. Điệp vòng
- C. Điệp nối tiếp
D. Điệp đầu
Câu 15: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
A. Điệp cách quãng
- B. Điệp vòng
- C. Điệp nối tiếp
- D. Điệp đầu
Câu 16: Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
A. Điệp ngữ cách quãng
- B. Điệp ngữ nối tiếp
- C. Điệp ngữ chuyển tiếp
- D. Cả B và C đều đúng
Câu 17: Điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu
- A. Điệp ngữ cách quãng
- B. Điệp ngữ nối tiếp
- C. Điệp ngữ vòng
D. Hai kiểu A và B
Câu 18: Biện pháp lặp cú pháp là gì?
A. Là lặp kết cấu cú pháp, nhưng thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ, lặp nhịp điệu trong câu hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
- B. Là lặp cấu tứ thơ và thường có sự phối hợp với các phép tu từ khác.
- C. Là lặp thanh vần của câu và thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
Câu 19: Câu văn dưới đây có sử dụng biệp pháp lặp cấu trúc hay không?
"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta."
A. Có
- B. Không
Câu 20: Tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong đoạn thơ dưới đây?
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
- A. tạo nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ
- B. diễn tả nỗi buồn sâu thẳm trong thâm tâm mình.
C. Cả A và B đúng
- D. Cả A và B sai
Xem toàn bộ: Soạn ngữ văn 11 chân trời bài 8 Thực hành Tiếng Việt
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận