Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 6: Đại cương kim loại (p2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 6: Đại cương kim loại (p2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Cr (Z = 24) thuộc nhóm

  • A. IA.          
  • B. IIA.         
  • C. VIIIB.     
  • D. VIB.

Câu 2: Tính chất vật lí nào sau đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?

  • A. Tính dẻo.                    
  • B. Tính dẫn điện và nhiệt. 
  • C. Ánh kim.                    
  • D. Tính cứng. 

Câu 3: X là kim loại cứng nhất, có thể cắt được thủy tinh. X là

  • A. Fe. 
  • B. W. 
  • C. Cu.          
  • D. Cr.

Câu 4: Dùng búa đập vào sợi dây nhôm, sợi dây bị cán mỏng dẹt ra. Điều này chứng tỏ nhôm có

  • A. tính dẻo.       
  • B. tính cứng. 
  • C. tính rắn chắc.
  • D. tính bền. 

Câu 5: Dùng đồng để làm cột thu lôi chống sét vì đồng có tính

  • A. bền   
  • B. ánh kim       
  • C. dẫn điện   
  • D. dẻo

Câu 6: Ngoài các tính chất vật lí chung, các kim loại còn có các tính chất vật lí khác.

a) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.                     

b) Kim loại cứng nhất là Cr.

c) Kim loại nhẹ nhất là Li.                                                           

d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

e) Kim loại nặng nhất là Iron (sắt)

Số phát biểu đúng là: 

  • A. 2. 
  • B. 3.   
  • C. 4.   
  • D. 5. 

Câu 7: 

Số phát biểu đúng là: 

  • A. 1.
  • B. 2. 
  • C. 3.   
  • D. 4. 

Câu 8: Một mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

  • A. 7,86 g/cm3
  • B. 8,39 g/cm3
  • C. 8,94 g/cm3
  • D. 9,3 g/cm3

Câu 9: Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch 

  • A. H2SO4 loãng.   
  • B. HCl đặc, nguội. 
  • C. HNO3 đặc, nguội.       
  • D. HCl loãng.

Câu 10: Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

  • A. 3.  
  • B. 4.  
  • C. 1.  
  • D. 2.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
  • B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
  • C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
  • D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

Câu 12: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Cho m gam X vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 2,479 lít khí H2 (đkc). Nếu cho m gam X vào dung dịch HNO3 đặc, nguội (dư), thu được 1,2395 lít khí (đktc). Giá trị m là

  • A. 7,2.         
  • B. 8,8.          
  • C. 11. 
  • D. 14,4.

Câu 13: Kim loại nào dưới đây có thể được tái chế không giới hạn số lần mà không làm giảm chất lượng?

  • A. Đồng
  • B. Nhôm
  • C. Platin
  • D. Vàng

Câu 14: Cho 0,56 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch gồm AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

  • A. 2,16 gam
  • B. 1,08 gam
  • C. 3,24 gam
  • D. 1,62 gam

Câu 15: Điện phân 1 lit dung dịch có chứa 18,8 gam Cu(NO3)2 và 29,8 gam KCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Sau 1 thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 34,3 gam so với ban đầu. Coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình điện phân, nồng độ các chất trong dung dịch sau khi điện phân là

  • A. KCl 0,1M; KNO3 0,2M ; KOH 0,1M,
  • B. KNO3 0,1 M ; KCl 0,2 M
  • C. KCl 0,05M ; KNO3 0,2M ; KOH 0,15M.
  • D. KNO3 0,2M , KOH 0,2M.

Câu 16: Hợp kim nào sau đây là hợp kim của sắt? 

  • A. Đồng thau
  • B. Thép
  • C. Đuy-ra 
  • D. Magnesite

Câu 17: Trong hợp kim đuyra, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là

  • A. Mg.        
  • B. Al. 
  • C. Mn.         
  • D. Cu.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. tất cả các kim loại đều điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
  • B. hợp kim thường có nhiều tính chất ưu việt hơn các kim loại tạo ra nó.
  • C. hợp kim đuy-ra nhẹ và bền được dùng sản xuất vỏ máy bay, khung xe đạp, …
  • D. hợp kim inox khó bị gỉ được dùng làm dụng cụ nấu ăn, dụng cụ phẫu thuật, …

Câu 19: Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường

  • A. dung dịch acid.
  • B. dung dịch kiềm.
  • C. không khí.
  • D. dung dịch muối.

Câu 20: Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu

  • A. để ở nơi có nhiệt độ cao.
  • B. ngâm trong nước lâu ngày.
  • C. sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô.
  • D. ngâm trong dung dịch nước muối.

Câu 21: Thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học?

  • A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.     
  • B. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4.
  • C. Để mẩu gang lâu ngày trong không khí ẩm.       
  • D. Cho Fe vào dung dịch AgNO3.

Câu 22: Sodium là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để Sodium không bị ăn mòn người ta ngâm Sodium trong

  • A. Nước.
  • B. Dầu hỏa.
  • C. Ethyl alcohol.
  • D. Dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 23: Hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cu, Ag. Có thể thu được Ag tinh khiết bằng cách nào sau đây?

  • A. Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HCl.
  • B. Hoà tan hỗn hợp vào H2SO4 loãng.
  • C. Hoà tan hỗn hợp kim loại vào dung dịch AgNO3.
  • D. Dùng nam châm tách Fe và Cu ra khỏi Ag.

Câu 24: Thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học?

  • A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.     
  • B. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4.
  • C. Để mẩu gang lâu ngày trong không khí ẩm.       
  • D. Cho Fe vào dung dịch AgNO3.

Câu 25: Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 173,53 ml khí CO2 (đkc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của carbon trong mẫu thép đó là

  • A. 0,82%.
  • B. 0,84%.
  • C. 0,85%.
  • D. 0,86%.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác