Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 14: Tính chất hóa học của kim loại (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 14: Tính chất hóa học của kim loại (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

  • A. 3.  
  • B. 4.  
  • C. 1.  
  • D. 2.

Câu 2: . Cho phản ứng a Al + bHNO3 → c Al(NO3)3 + dNO + eH2O

Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a+b) bằng

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 3: Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ thường

  • A. Ag.
  • B. Zn. 
  • C. Al. 
  • D. Fe.

Câu 4: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với H2O?

  • A. Fe.          
  • B. Ca. 
  • C. Cu.          
  • D. Mg.

Câu 5: Cho dãy các kim loại: Ag, Zn, Fe, Cu. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

  • A. 3.  
  • B. 2.  
  • C. 1.  
  • D. 4.

Câu 6: Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,85925 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong X là

  • A. 0,60 gam.         
  • B. 0,90 gam.         
  • C. 0,42 gam.         
  • D. 0,48 gam.

Câu 7: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,958 lít khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

  • A. 4,05.       
  • B. 2,70.       
  • C. 8,10.       
  • D. 5,40.

Câu 8: . Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là?

  • A. N2.          
  • B. N2O.        
  • C. NO.         
  • D. NO2.

Câu 9: Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch 

  • A. H2SO4 loãng.   
  • B. HCl đặc, nguội. 
  • C. HNO3 đặc, nguội.       
  • D. HCl loãng.

Câu 10: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch CuSO4?

  • A. Ag.         
  • B. Mg.         
  • C. Fe.          
  • D. Al.

Câu 11: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Cho m gam X vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 2,479 lít khí H2 (đkc). Nếu cho m gam X vào dung dịch HNO3 đặc, nguội (dư), thu được 1,2395 lít khí (đktc). Giá trị m là

  • A. 7,2.         
  • B. 8,8.          
  • C. 11. 
  • D. 14,4.

Câu 12: Hỗn hợp X gồm Al và Ag. Cho m gam X vào dung dịch HCl dư, thu được 743,7 ml khí (đktc). Nếu cho m gam X vào dung dịch HNO3 đặc, nguội (dư), thu được 495,8 ml khí (đktc). Giá trị của m là 

  • A. 1,35.       
  • B. 1,62.        
  • C. 2,43.        
  • D. 2,7.

Câu 13: Dãy các kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng hoặc dung dịch H2SO4 loãng cho cùng một muối?

  • A. Cu, Al, Mg.       
  • B. Fe, Cu, Mg.       
  • C. Al, Mg, Zn.       
  • D. Fe, Al, Na.

Câu 14: Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra đơn chất?

  • A. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.          
  • B. Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3.
  • C. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.    
  • D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl.

Câu 15: Cho 0,78 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được 0,9916 lít khí H2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A. 3,62.       
  • B. 2,24.        
  • C. 3,27.        
  • D. 2,20.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác