Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 20: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 20: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất nào dùng để phát hiện vết nước trong dầu hỏa, benzene?

  • A. NaOH khan           
  • B. CuSO4 khan            
  • C. CuSO4.5H2O           
  • D. FeSO4

Câu 2: Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không thể sử dụng để điều chế các muối Fe(II)?

  • A. FeO + HCl       
  • B. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng
  • C. FeCO3 + HNO3 loãng 
  • D. Fe + Fe(NO3)3

Câu 3: Iron không có số oxi hoá

  • A. 0
  • B. +2
  • C. +3
  • D. +4

Câu 4: Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm các nguyên tố nào sau đây?

  • A. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn.
  • B. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu.
  • C. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni.
  • D. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe,

Câu 5:Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì?

  • A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.
  • B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh
  • C. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.
  • D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có dần màu xanh

Câu 6: Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, kết thúc phản ứng được dung dịch có chứa chất tan 

  • A. Fe(NO3)2          
  • B. Fe(NO3)3
  • C. Fe(NO3)3, AgNO3      
  • D. AgNO3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2

Câu 7: Hòa tan hết cùng một Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là:

  • A. (1) bằng (2)      .
  • B. (1) gấp đôi  (2) 
  • C. (2) gấp rưỡi  (1)         
  • D. (2) gấp ba   (1)

Câu 8: Niken tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A. O2, F2, Cl2, H2.
  • B. O2, Cl2, dung dịch H2SO4 đặc nóng, dung dịch AgNO3.
  • C. F2, Cl2, dung dịch HNO3, dung dịch Fe(NO3)2.
  • D. S, F2, dung dịch NaCl, dung dịch Pb(NO3)2.

Câu 9: Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxide CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại là

  • A. Cu, FeO, ZnO, MgO.
  • B. Cu, Fe, Zn, Mg.
  • C. Cu, Fe, Zn, MgO.
  • D. Cu, Fe, ZnO, MgO.

Câu 10: Kim loại nào sau đây có độ dẫn điện cao nhất trong kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?

  • A. Silver (Ag).
  • B. Copper (Cu).
  • C. Gold (Au).
  • D. Aluminum (Al).

Câu 11: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của Iron?

  • A. Kim loại nặng, khó nóng chảy.
  • B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn.
  • C. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
  • D. Có tính nhiễm từ.

Câu 12: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?

  • A. Scandi (Sc).
  • B. Titanium (Ti).
  • C. Vanadium (V).
  • D. Chromium (Cr).

Câu 13: Hợp chất nào sau đây của Iron vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa?

  • A. FeO.
  • B. Fe2O3.
  • C. Fe(OH)3.
  • D. Fe2(SO4)3.

Câu 14: Chất lỏng Bordeaux là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Bordeaux là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSOdư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây?

  • A. Glixerol tác dụng với CuSO4 trong môi trường kiềm.
  • B. Iron tác dụng với CuSO4.
  • C. Amonia tác dụng với CuSO4.
  • D. Bạc tác dụng với CuSO4.

Câu 15:  Hòa tan hết 3,04 gam hỗn hợp bột Fe và Cu trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,896 lít khí NO (đktc). Phần trăm của Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là

  • A. 63,2% và 36,8%.
  • B. 36,8% và 63,2%.
  • C. 50% và 50%.
  • D. 36,2% và 63,8%.

Câu 16:  Khối lượng bột aluminum cần dùng để thu được 78 gam chromium từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là

  • A. 13,5 gam.
  • B. 27,0 gam.
  • C. 54,0 gam.
  • D. 40,5 gam.

D. phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Câu 17: Nhúng một bản đồng mỏng vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng, ta không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Để cốc này ngoài không khí một thời gian, dung dịch trong cốc dần dần chuyển sang màu xanh. Có thể giải thích hiện tượng này như thế nào?

  • A. Xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học
  • B. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa
  • C. Đồng tác dụng với H2SO4 loãng rất chậm, do đó phải sau một khoảng thời gian dài, ta mới quan sát thấy hiện tượng.
  • D. Đồng tác dụng với H2SO4 loãng khi có mặt oxi không khí.

Câu 18: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 2,479 lít H2 (đo ở đktc). Khối lượng Fe thu được là

  • A. 15 gam.
  • B. 17 gam.
  • C. 16 gam.
  • D. 18 gam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác