Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Ôn tập chương 2: Địa lí các ngành kinh tế (P3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 2: Địa lí các ngành kinh tế (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những quốc gia nào có ngành du lịch phát triển thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế?

  • A. Đức, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Trung Quốc.
  • B. Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung Quốc.
  • C. Đức, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung Quốc.
  • D. Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Hàn Quốc.

Câu 2: Các trung tâm buôn bán lớn nhất trên thế giới hiện nay là:

  • A. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.
  • B. Hoa Kì, Tây Âu, Hàn Quốc, Bra-xin.
  • C. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản, Xin-ga-po.
  • D. Hoa Kì, Tây Âu, Ấn Độ, Ac-hen-ti-na.

Câu 3: Vì sao ngành đường biển của nước ta có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn?

  • A. Có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.
  • B. Nước ta có đội tàu buôn lớn lại được trang bị hiện đại.
  • C. Vận tải đường biển có phạm vi rộng và đường dài.
  • D. Ngoại thương phát triển mạnh, xuất nhập khẩu lớn.

Câu 4: Nguyên nhân nào làm cho ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng?

  • A. Kinh tế - xã hội đang phát triển theo chiều rộng.
  • B. Đời sống của nhân dân đang dần được ổn định.
  • C. Sự mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế thị trường.
  • D. Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa.

Câu 5: Loại hình vận tải đường hàng không và đường biển phát triển sẽ phát huy được thế mạnh nào của nước ta trong hội nhập quốc tế?

  • A. Khí hậu.
  • B. Vị trí địa lý
  • C. Các ngành kinh tế.
  • D. Nguồn tài nguyên.

Câu 6: Trung tâm công nghiệp có vai trò nào sau đây?

  • A. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
  • B. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
  • C. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
  • D. Định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.

Câu 7: Trung tâm công nghiệp thường là:

  • A. tổ chức ở trình độ thấp.
  • B. các thành phố nhỏ.
  • C. các vùng lãnh thổ rộng lớn.
  • D. các thành phố vừa và lớn.

Câu 8: Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay bị thu hẹp, chủ yếu do sự phát triển của:

  • A. công nghiệp hóa, đô thị hóa.         
  • B. hiện đại hóa, cơ giới hóa.
  • C. đô thị hóa, cơ giới hóa.         
  • D. cơ giới hóa, thủy lợi hóa.

Câu 9: Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi nhất cho hoạt động khai thác hải sản ở nước ta?

  • A. Có dòng biển chảy ven bờ.
  • B. Có các ngư trường trọng điểm.
  • C. Có nhiều đảo, quần đảo.
  • D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm.

Câu 10: Tính đến năm 2021, ngành trồng trọt chiếm bao nhiêu so với giá trị sản xuất của ngành công nghiệp?

  • A. Ít hơn 50%.
  • B. Nhiều hơn 50%.
  • C. Ít hơn 60%.
  • D. Nhiều hơn 60%.

Câu 11: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là:

  • A. cây lương thực.
  • B. cây rau đậu.
  • C. cây công nghiệp.
  • D. cây ăn quả.

Câu 12: Cây công nghiệp ở nước ta có nguồn gốc chủ yếu là:

  • A. ôn đới.
  • B. nhiệt đới.
  • C. cận nhiệt.
  • D. xích đạo.

Câu 13: Khu vực đồi núi nước ta có thế mạnh nông nghiệp chủ yếu nào sau đây?

  • A. Trông các cây hàng năm và nuôi gia cầm.
  • B. Chăn nuôi các loại gia cầm và gia súc nhỏ.
  • C. Trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
  • D. Sản xuất lương thực và nuôi trồng thủy sản.

Câu 14:Loại rừng nào không phải là loại hình rừng ở nước ta?

  • A. Rừng sản xuất.
  • B. Rừng phòng hộ.
  • C. Rừng đặc dụng.
  • D. Rừng bảo tồn.

Câu 15: Nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta là:

  • A. điều kiện đánh bắt.
  • B. hệ thống các cảng cá.
  • C. cơ sở vật chất kĩ thuật.
  • D. thị trường tiêu thụ.

Câu 16: Tỉnh nào có ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng?

  • A. An Giang.
  • B. Đồng Tháp.
  • C. Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • D. Cà Mau.

Câu 17: Ở các nước phát triển phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ở đâu?

  • A. Trang trại.
  • B. Hộ gia đình.
  • C. Vùng nông nghiệp.
  • D. Nông trường.

Câu 18: Mô hình chăn nuôi tuần hoàn mang lại lợi ích gì?

  • A. Tăng nguy cơ lãng phí tài nguyên.
  • B. Gây áp lực lên môi trường, ô nhiễm không khí.
  • C. Giảm hiệu suất kinh tế của hệ thống chăn nuôi.
  • D. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi.

Câu 19: Vì sao một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển?

  • A. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
  • B. Thiếu nguồn lao động đặc biệt nguồn lao động có tay nghề.
  • C. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém và vị trí địa lí không thuận lợi.
  • D. Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng,...

Câu 20: Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện ở việc:

  • A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phần lớn dân cư.
  • B. tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến và khai thác hiệu quả tài nguyên.
  • C. khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thên nhiên, tạo ra việc làm cho dân cư.
  • D. cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế.

Câu 21: Công nghiệp chế biến sữa phát triển mạnh xung quanh các thành phố lớn do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  • A. Lao động có kĩ thuật cao.
  • B. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
  • C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • D. Giao thông vận tải phát triển.

Câu 22: Nước ta cần phải xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt với mục đích gì?

  • A. Khai thác lợi thế về tài nguyên.
  • B. Thích nghi với cơ chế thị trường.
  • C. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • D. Khai thác thế mạnh về lao động.

Câu 23: Tài nguyên được sử dụng cho tổ hợp nhà máy điện có công suất lớn nhất ở nước ta hiện nay là:

  • A. than đá.
  • B. dầu mỏ.
  • C. khí đốt.
  • D. thủy năng.

Câu 24: Đâu là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất lớn nhất nước ta?

  • A. Ninh Bình.
  • B. Na Dương.
  • C. Uông Bí.
  • D. Phả Lại.

Câu 25: Các trung tâm công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp của nước ta chủ yếu phân bố ở đâu?

  • A. Các thành phố lớn.
  • B. Gần nguồn nguyên liệu.
  • C. Gần đường giao thông.
  • D. Nơi tập trung đông dân cư.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác