Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 Kết nối bài 17: Vùng Tây Nguyên (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức bài 17: Vùng Tây Nguyên (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, vấn đề cần chú ý nhất là gì?

  • A. Không làm thu hẹp diện tích rừng.
  • B. Đầu tư mở rộng các nhà máy chế biến.
  • C. Xây dựng mạng lưới giao thông vận tải.
  • D. Tăng cường hợp tác với nước ngoài.

Câu 2: Tại sao Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của nước ta?

  • A. Là cửa ngõ cho duyên hải Nam Trung Bộ mở rộng quan hệ với Lào và Campuchia.
  • B. Vị trí nằm tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ.
  • C. Ngã ba biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia.
  • D. Đây là vùng duy ở nước ta không giáp biển.

Câu 3: Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên là gì?

  • A. Góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện.
  • B. Hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.
  • C. Bảo vệ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.
  • D. Đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất giấy.

Câu 4: Tỉnh nào sau đây nằm giữa ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia?

  • A. Gia Lai.
  • B. Đăk Lăk.
  • C. Kon Tum.
  • D. Lâm Đồng. 

Câu 5: Người nhập cư đến vùng Tây Nguyên nhằm mục đích nào?

  • A. Khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản.
  • B. Tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp.
  • C. Mang tri thức, khoa học – kĩ thuật đến vùng đất này.
  • D. Chia rẽ và cướp đất của các dân tộc thiểu số ở vùng đất này.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của Tây Nguyên?

  • A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài.
  • B. Trữ năng thủy điện tập trung chủ yếu trên các dòng sông Xê Xan và Xrê Pôk.
  • C. Độ che phủ rừng lớn nhất cả nước nhưng đang bị suy giảm nghiêm trọng.
  • D. Đất phù sa là chủ yếu và phân bố tập trung trên các cao nguyên bằng phẳng.

Câu 7: Địa hình Tây Nguyên có đặc điểm nổi bật gì?

  • A. Núi cao bị cắt xẻ mạnh.
  • B. Cao nguyên xếp tầng.
  • C. Núi xen kẽ với đồng bằng.
  • D. Cao nguyên đá vôi.

Câu 8: Tỉnh nào nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia?

  • A. Gia Lai
  • B. Đắk Lắk
  • C. Kon Tum
  • D. Lâm Đồng

Câu 9: Cây chè được trồng chủ yếu ở tỉnh nào sau đây của Tây Nguyên?

  • A. Kon Tum.
  • B. Gia Lai.
  • C. Đắk lắk.
  • D. Lâm Đồng.

Câu 10: Trung tâm công nghiệp quan trọng của Tây Nguyên là:

  • A. Đà Lạt.
  • B. Plây-ku.
  • C. Buôn Ma Thuột.
  • D. Kon Tum.

Câu 11: Ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là:

  • A. Công nghiệp khai khoáng.
  • B. Sản xuất vật liệu xây dựng.
  • C. Sản xuất hàng tiêu dùng.
  • D. Chế biến nông - lâm sản.

Câu 12: Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau vùng

  • A. Đông Nam Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 13: Nhà máy thủy điện nào sau đây ở Tây Nguyên có công suất lớn nhất?

  • A. Yaly.
  • B. Buôn Kuốp.
  • C. Xrê Pôk 3.
  • D. Đồng Nai 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác