Giải VBT Địa lí 9 kết nối bài 17: Vùng Tây Nguyên

Giải chi tiết VBT Địa lí 9 kết nối tri thức bài 17: Vùng Tây Nguyên. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

BÀI 17: VÙNG TÂY NGUYÊN

Bài tập 1 (trang 47): Cho sơ đồ sau:

(Trang 47 – SBT Địa Lí 9 KNTT)

Hãy phân tích ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận.

Bài giải chi tiết: 

♦ Ảnh hưởng của hạn hán

- Đối với các hoạt động kinh tế:

+ Thiếu nước tưới cho nông nghiệp làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Năm hạn bình thường, diện tích lúa thiếu nước khoảng 200-300 ha và diện tích rau màu bị hạn 2.000-3.000 ha, gia súc thiếu nước 40.000 - 50.000 con... Những năm hạn nặng, con số thiệt hại trên cao hơn 2-3 lần, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Do thiếu nước tưới nên nhiều diện tích phải dừng sản xuất, các loại cây trồng lâu năm có nguy cơ chết do thiếu nước tưới, giảm năng suất, sản lượng.

+ Tăng chi phí xây dựng hệ thống tưới tiêu.

+ Tăng nguy cơ cháy rừng, năm 2020, tỉnh Ninh Thuận có tổng diện tích rừng bị cháy là 45,68 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

+ Giảm năng suất thủy điện, thiếu hụt năng lượng.

+ Tăng chi phí làm mát các nhà xưởng.

+ Thiếu nước sản xuất.

+ Ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành dịch vụ như du lịch, giao thông, đường sông.

- Đối với xã hội:

+ Hạn hán gây thiếu nước cho sinh hoạt của người dân.

+ Hạn hán gây giảm năng suất, mất mùa, gây ra tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực.

+ Các điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng không đảm bảo gây suy giảm sức khỏe do dịch bệnh.

♦ Ảnh hưởng của sa mạc hóa:

- Đối với các ngành kinh tế:

+ Đất bị thoái hóa làm giảm diện tích canh tác.

+ Hiện tượng cát bay tàn phá cây trồng, vật nuôi

+ Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản giảm.

+ Thiếu nước cho các hoạt động sản xuất.

+ Thiếu hụt nguyên liệu sản xuất từ ngành nông nghiệp, thủy sản.

+ Thiệt hại các công trình, cơ sở hạ tầng.

+ Sạt lở các tuyến đường giao thông.

- Đối với xã hội:

+ Suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm.

+ Ảnh hưởng sinh kế của người dân, dẫn đến di cư tự phát.

+ Thiếu lương thực.

Bài tập 2 (trang 48): Cho biết các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội của vùng Tây Nguyên bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau.

 

Đặc điểm chính

Thế mạnh

Địa hình và đất

  

Khí hậu

  

Nguồn nước

  

Khoáng sản

  

Tài nguyên sinh vật

  

Bài giải chi tiết: 

 

Đặc điểm chính

Thế mạnh

Địa hình và đất

- Địa hình cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng, đất badan màu mỡ.

- Khối núi cao có đất feralit đỏ vàng.

- Thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp.

- Thuận lợi trồng dược liệu.

Khí hậu

Mang tính chất cận xích đạo, phân hoá rõ rệt thành mùa mưa và mùa khô.

- Có sự phân hoá theo độ cao, một số khu vực mát mẻ.

- Thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển, mùa khô thuận lợi cho phơi, sấy nông sản.

- Trồng cây cận nhiệt và phát triển du lịch.

Nguồn nước

- Sông lớn chảy qua các bậc địa hình.

- Hồ tự nhiên và nhân tạo

- Nước ngầm phong phú.

- Thuận lợi phát triển thuỷ điện.

- Điều tiết dòng chảy; cung cấp nước, nhất là vào mùa khô; góp phần phát triển du lịch.

- Cung cấp nước, nhất là vào mùa khô.

Khoáng sản

Trữ lượng bô-xít lớn nhất cả nước.

Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.

Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên rừng phong phú, trữ lượng lớn, tính đa dạng sinh học cao.

Phát triển lâm nghiệp, du lịch và có ý nghĩa về mặt khoa họ

Bài tập 3 (trang 49): Điền thông tin vào vị trí còn khuyết cho phù hợp về đặc điểm dân cư vùng Tây Nguyên.

    Năm 2021, số dân của vùng khoảng (1)........., tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là (2).......... cao hơn mức trung bình cả nước (0,93%).

    Tây Nguyên là vùng (3)........... nhất nước ta, mật độ dân số toàn vùng là 111 người/km (năm 2021). (4).......... là tỉnh có mật độ dân số cao nhất vùng (146 người/km3), (5)........... là tỉnh có mật độ thấp nhất vùng (59 người/km2). Dân cư trong vùng chủ yếu sống ở (6)........... (hơn 71% tổng số dân, năm 2021).

    Tây Nguyên là địa bàn có thành phần tộc (7).......... nước ta, gồm các dân tộc: (8)...........

Bài giải chi tiết: 

(1) 6 triệu người

(2) 1,25%

(3) thưa dân

(4) Đắk Lắk

(5) Kon Tum

(6) nông thôn

(7) nhiều nhất

(8) Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Cơ-ho, Kinh, Hmông,…

Bài tập 4 (trang 49): Cho bảng số liệu sau, hãy nhận xét một số chỉ tiêu về dân cư ở Tây Nguyên so với cả nước năm 2021.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ DÂN CƯ Ở TÂY NGUYÊN VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2021

Chỉ tiêu

Tây Nguyên

Cả nước

ADVERTISING

Mật độ dân số (người/km2)

111

297

Tuổi thọ trung bình (năm)

71,1

73,6

Tỉ lệ dân thành thị (%)

28,9

37,1

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)

Bài giải chi tiết: 

- Dân cư Tây Nguyên thưa thớt, mật độ dân số rất thấp, chưa bằng 1/2 so với mật độ trung bình cả nước.

- Tuổi thọ trung bình của người dân vùng Tây Nguyên thấp hơn 2,5 năm so với tuổi thọ trung bình của cả nước.

- Số dân thành thị thấp, tỉ lệ dân thành thị toàn vùng chỉ bằng 7/10 so với tỉ lệ dân thành thị trung bình cả nước.

Có thể thấy, một số chỉ tiêu cơ bản về dân cư vùng Tây Nguyên đều thấp hơn so với mức trung bình của cả nước.

Bài tập 5 (trang 49): Lựa chọn đáp án đúng.

a) Cho bảng số liệu sau, nhận xét nào dưới đây là đúng về cơ cấu kinh tế vùng Tây Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2021?

CƠ CẤU GRDP (GIÁ HIỆN HÀNH) CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN

GIAI ĐOẠN 2010 – 2021

(Đơn vị: %)

Tech12h

(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh năm 2011, 2016, 2022)

A. Cơ cấu kinh tế vùng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các

B. Ngành công nghiệp và xây dựng của vùng Tây Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2021 chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng rất nhanh.

C. Cơ cấu kinh tế có vùng sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng.

D. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GRDP của vùng, tuy nhiên đang có xu hướng giảm.

b) Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về ngành nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên?

A. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây ăn quả lớn của cả nước.

B. Ngành nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên liên kết với ngành công chế biến để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao.

C. Cà phê, hồ tiêu, điều, cao su là các cây công nghiệp lâu năm chính của Tây Nguyên.

D. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước.

c) Cây công nghiệp chủ lực của vùng Tây Nguyên là

A. cà phê

B. điều.

C. hồ tiêu.

D. cao su.

d) Cao su và điều ở Tây Nguyên có diện tích và sản lượng đứng thứ mấy cả nước.

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.

D. Thứ tư.

Bài giải chi tiết: 

a) Đáp án đúng là: C

b) Đáp án đúng là: D

c) Đáp án đúng là: A

d) Đáp án đúng là: B

Bài tập 6 (trang 50): Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về văn hoá vùng Tây Nguyên?

a) Các lễ hội truyền thống ở vùng Tây Nguyên là: Đua Voi, Đua ghe Ngo, Chôl Chnăm Thmây,...

b) Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản phi vật thể điển hình của Tây Nguyên.

c) Văn hoá Tây Nguyên ngày càng đa dạng, độc đáo.

d) Kiến trúc đặc trưng của Tây Nguyên là nhà Rông, nhà Dài, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, diễn ra các lễ hội.

e) Đồng bào Tây Nguyên có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

Bài giải chi tiết: 

- Câu đúng: b, c, d

- Câu sai: a,e

Bài tập 7 (trang 51): Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC VÀ DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2021

Năm

2010

2015

ADVERTISING

2021

Sản lượng gỗ (nghìn m³)

546,7

601,9

753,7

Diện tích rừng trồng mới 

(nghìn ha)

17,4

10,2

19,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, 2016, 2022)

Hãy nhận xét sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới ở Tây Nguyên giai đoạn 2010 – 2021.

Bài giải chi tiết: 

- Sản lượng gỗ khai thác có xu hướng tăng. Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác tăng hơn 200 nghìn m3 so với năm 2010.

- Diện tích rừng trồng mới giảm hơn 7 nghìn ha trong giai đoạn 2010 – 2015. Trong giai đoạn 2015 – 2021, diện tích rừng trồng mới có xu hướng tăng và tăng nhanh (tăng khoảng 9 nghìn ha).

Bài tập 8 (trang 51): Vẽ sơ đồ về sự phát triển và phân bố lâm nghiệp tại Tây Nguyên.

Bài giải chi tiết: 

Tech12h

Bài tập 9 (trang 51): Dựa vào hình 17.2 trang 192 SGK, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau.

Ngành sản xuất điện

Tên nhà máy

Thuỷ điện

- Hệ thống sông Sê San

ADVERTISING

- Hệ thống sông Srêpôk

- Hệ thống sông Đồng Nai

 

Điện gió

 

Điện mặt trời

 

Bài giải chi tiết: 

Ngành sản xuất điện

Tên nhà máy

Thuỷ điện

- Trên hệ thống sông Sê San: laly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4. 

- Trên hệ thống sông Srêpôk: Srêpôk 3, Đrây H'linh, Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah.

- Trên hệ thống sông Đồng Nai: Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5.

Điện gió

la Pết – Đắk Đoa 1, 2; Ea Nam.

Điện mặt trời

Xuân Thiện – Ea Súp.

Bài tập 10 (trang 51): Điền thông tin vào các vị trí còn khuyết cho phù hợp về ngành du lịch vùng Tây Nguyên.

    Du lịch là ngành thế mạnh của vùng Tây Nguyên và ngày càng phát triển bởi lợi thế về (1).......... Vùng tập trung phát triển các loại hình (2).........., du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng,.. Các điểm đến nổi tiếng bao gồm: (3)...... Trong vùng đã hình thành các (4).......... như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột,...

    Định hướng phát triển du lịch của vùng Tây Nguyên là (5)........... nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, hình thành các tuyến du lịch hấp dẫn du khách; khai thác lợi thế cảnh quan thiên nhiên và (6)............

Bài giải chi tiết: 

        (1) cảnh quan thiên nhiên, văn hoá đặc sắc

        (2) du lịch sinh thái nha

        (3) Buôn Đôn, hồ Lắk, Lang Biang, Măng Đen, Tà Đùng,...

        (4) trung tâm du lịch

        (5) tăng cường liên kết nội vùng

        (6) bản sắc văn hoá các dân tộc

Bài tập 11 (trang 51): Hãy trình bày các vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên.

Bài giải chi tiết: 

- Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, vùng Tây Nguyên đang phải đối mặt với một số vấn đề về môi trường và suy giảm tài nguyên.

+ Môi trường nước ở một số nơi bị ô nhiễm bởi các hoạt động khai thác khoáng sản, sử dụng hoá chất và phân bón trong trồng trọt, hoạt động chăn nuôi gia súc,... Nguồn nước đang đứng trước tình trạng cạn kiệt vào mùa khô do hạn hán và khai thác quá mức nước ngầm.

+ Hiện tượng mất rừng và suy thoái rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên vẫn đang diễn ra. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác gỗ trái phép, chặt phá rừng để phát triển cây công nghiệp.

Bài tập 12 (trang 51): Sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số nét văn hoá đặc sắc của người dân Tây Nguyên (lễ hội, kiến trúc, nhạc cụ).

Bài giải chi tiết: 

- Lễ hội cồng chiêng: Đây là lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của người dân Tây Nguyên. Cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà còn là linh hồn của cộng đồng, gắn liền với các nghi lễ, lễ hội và cuộc sống hàng ngày.

Tech12h

Nhà rông là một trong những nét đặc trưng của kiến trúc Tây Nguyên. Nhà rông không chỉ là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội.

Tech12h

Cồng chiêng: Là nhạc cụ phổ biến nhất và quan trọng nhất của người Tây Nguyên. Cồng chiêng được làm bằng đồng, có nhiều kích cỡ khác nhau và tạo ra âm thanh trầm bổng, ngân vang.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Địa lí 9 kết nối , Giải VBT Địa lí 9 KNTT, Giải VBT Địa lí 9 bài 17: Vùng Tây Nguyên

Bình luận

Giải bài tập những môn khác