Giải VBT Địa lí 9 kết nối bài 14: Bắc Trung Bộ

Giải chi tiết VBT Địa lí 9 kết nối tri thức bài 14: Bắc Trung Bộ. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

BÀI 14: BẮC TRUNG BỘ

Bài tập 1 (trang 38): Lựa chọn đáp án đúng.

a) Tỉnh nào sau đây nằm ở phía bắc và phía nam của Bắc Trung Bộ?

A. Nghệ An và Quảng Trị.

B. Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế

C. Nghệ An và Thừa Thiên Huế,

D. Thanh Hoá và Quảng Trị.

b) Đặc điểm nổi bật nhất về vị trí địa lí của Bắc Trung Bộ là

A. tất cả các tỉnh đều giáp biển và giáp với Lào.

B. tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế nhất nước ta.

C. tất cả các tỉnh đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.

D. tiếp giáp với hai nước láng giềng là Lào và Cam-pu-chia

c) Vườn quốc gia Phong nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Thanh Hoá.

B. Nghệ An.

C. Quảng Bình.

D. Hà Tĩnh.

d) Thiên tai phổ biến nhất, ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất ở Bắc Trung Bộ là

A. bão.

B. ngập lụt.

C. lũ quét.

 D. sương muối.

e) Sự phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ không có đặc điểm nào sau đây?

A. Người Kinh sống chủ yếu ở đồng bằng, ven biển.

B. Các dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở phía tây.

C. Hiện nay các dân tộc phân bố đan xen khá phổ biến. On Tinh.

D. Dân cư sinh sống chủ yếu ở thành thị.

g) Tỉnh có sản lượng khai thác gỗ lớn nhất Bắc Trung Bộ là

A. Nghệ An.

B. Hà Tĩnh.

C. Quảng Bình.

D. Thừa Thiên Huế.

h) Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò ở Bắc Trung Bộ được phát triển ở khu vực nào sau đây?

A. Các đồng bằng ven biển.

B. Vùng đất cát duyên hải.

C. Vùng gò đồi phía tây. 

D. Khu vực núi cao.

i) Bắc Trung Bộ có Di sản thiên nhiên thế giới nào sau đây?

A. Cố đô Huế.

B.Vườn quốc gia Phong nha – Kẻ Bàng.

C. Bãi tắm Thiên Cầm.

D. Vườn quốc gia Vũ Quang.

k) Các khu kinh tế ven biển Nghi Sơn, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây – Lăng Cô lần lượt thuộc các tỉnh nào sau đây?

A. Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.

B. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Girine or

C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.

D. Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Bài giải chi tiết: 

a) Đáp án đúng là: B

Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế nằm ở phía bắc và phía nam của Bắc Trung Bộ.

b) Đáp án đúng là: A

Đặc điểm nổi bật nhất về vị trí địa lí của Bắc Trung Bộ là tất cả các tỉnh đều giáp biển và giáp với Lào.

c) Đáp án đúng là: C

Vườn quốc gia Phong nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình.

d) Đáp án đúng là: A

Thiên tai phổ biến nhất, ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất ở Bắc Trung Bộ là bão.

e) Đáp án đúng là: D

Sự phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ không có đặc điểm dân cư sinh sống chủ yếu ở thành thị.

g) Đáp án đúng là: A

Tỉnh có sản lượng khai thác gỗ lớn nhất Bắc Trung Bộ là Nghệ An.

h) Đáp án đúng là: C

Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò ở Bắc Trung Bộ được phát triển ở vùng gò đồi phía tây.

i) Đáp án đúng là: B

Bắc Trung Bộ có Di sản thiên nhiên thế giới là Vườn quốc gia Phong nha – Kẻ Bàng.

k) Đáp án đúng là: A

Các khu kinh tế ven biển Nghi Sơn, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây – Lăng Cô lần lượt thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.

Bài tập 2 (trang 39): Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về tự nhiên Bắc Trung Bộ?

a) Bắc Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

b) Sự phân hoá tự nhiên theo chiều tây – đông có ảnh hưởng quan trọng đến hình thành cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ.

c) Bắc Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Ở Bắc Trung Bộ, biến đổi khí hậu làm cho số lượng các cơn bão, áp thấp nhiệt đới có xu hướng tăng và mạnh hơn về cường độ.

e) Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên mùa đông ở Bắc Trung Bộ ngày càng kéo dài.

Bài giải chi tiết: 

- Câu đúng: a, b, d

- Câu sai: c, e

Bài tập 3 (trang 39): Trình bày thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển các ngành kinh tế ở Bắc Trung Bộ bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau.

Ngành kinh tế

Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản



 

Công nghiệp

 

Du lịch

 

Kinh tế biển

 

Lời giải:

Ngành kinh tế

Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

- Từ tây sang đông, địa hình chia thành ba dạng phổ biến là đồi núi chủ yếu ở phía tây, có đất feralit đỏ vàng; đồng bằng chuyển tiếp, chủ yếu có đất phù sa và các cồn cát; biển, thềm lục địa, đảo ở phía đông.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, có sự phân hóa giữa khu vực phía đông với khu vực phía tây và phân hóa theo độ cao địa hình cho phép phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng.

Công nghiệp

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông thường ngăn, dốc, có giá trị nhất định về thủy điện, thủy lợi.

- Ngoài ra, Bắc Trung Bộ có một số nguồn nước khoáng có giá trị trong công nghiệp như Sơn Kim (Hà Tĩnh), Suối Bang (Quảng Bình), Thanh Tân (Thừa Thiên Huế).

- Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản khá phong phú. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như sắt (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình), crôm (Thanh Hóa), thiếc (Nghệ An), ti-tan (Thừa Thiên Huế), tạo điêu kiện thuận lợi cho phát triển nhiều ngành công nghiệp.

Du lịch

Địa hình đa dạng, đặc biệt là địa hình bờ biển.

- Bắc Trung Bộ có nhiều hồ, đầm (Kẻ Gỗ, Cầu Hai...) có thể phát triển du lịch.

- Ngoài ra, Bắc Trung Bộ có một số nguồn nước khoáng có giá trị du lịch như Sơn Kim (Hà Tĩnh), Suối Bang (Quảng Bình), Thanh Tân (Thừa Thiên Huế).

- Bắc Trung Bộ có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia như Pù Mát, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã,... là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái.

Kinh tế biển

- Bắc Trung Bộ có nhiều hồ, đầm (Kẻ Gỗ, Cầu Hai...) có thể phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Vùng biển rộng với đường bờ biển kéo dài, cùng hệ thống các đảo (hòn Mê, Côn Cỏ,...), đầm phá (Tam Giang - Cầu Hai,..), vũng vịnh (Vũng Áng, Chân Mây....), bãi tắm đẹp (Sầm Sơn, Lăng Cô,...) thuận lợi cho xây dựng cảng biển, phát triển du lịch biển, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp và dịch vụ biển.

Bài tập 4 (trang 40): Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải cho phù hợp về tình hình phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

Tech12h

Bài giải chi tiết: 

1 – d

2 – a

3 – c

4 – c

5 – b

Bài tập 5 (trang 40): Lập sơ đồ theo gợi ý sau về giải pháp phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ.

Bài giải chi tiết: 

Tech12h

Bài tập 6 (trang 40): Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GRDP (GIÁ HIỆN HÀNH) CỦA BẮC TRUNG BỘ NĂM 2015 VÀ 2021

(Đơn vị: %)

Tech12h

(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh năm 2016, 2022)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP (giá hiện hành) của Bắc Trung Bộ năm 2015 và 2021.

b) Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GRDP (giá hiện hành) của Bắc Trung Bộ năm 2021 so với năm 2015.

Bài giải chi tiết: 

a) Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP (giá hiện hành) của Bắc Trung Bộ

năm 2015 và 2021

Tech12h

b) Nhận xét

- Cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

+ Tỷ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 22,5% năm 2015 xuống còn 18,5% năm 2021, giảm 4%.

+ Ngược lại, tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng tăng đáng kể từ 28,5% lên 37,7%, tăng 15,2%.

+ Tỷ trọng của ngành dịch vụ có sự giảm nhẹ từ 43,0% xuống 37,4%, giảm 5,6%.

Bài tập 7 (trang 41): Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về ngành dịch vụ ở Bắc Trung Bộ?

a) Bắc Trung Bộ có đầy đủ các loại hình giao thông như đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không.

b) Năm 2021, khối lượng hàng hoá vận chuyển của Bắc Trung Bộ đứng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng.

c) Số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bắc Trung Bộ có xu hướng giảm.

d) Các loại hình du lịch của Bắc Trung Bộ đa dạng, như du lịch biển, du lịch di sản, du lịch sinh thái,…

e) Cảng hàng không Vinh, Phú Bài; cảng biển Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế giúp Bắc Trung Bộ phát triển kinh tế theo hướng mở.

Bài giải chi tiết: 

- Câu đúng: a, d, e

- Câu sai: b, c

Bài tập 8 (trang 41): Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải cho phù hợp về tình hình phân bố sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

Tech12h

Bài giải chi tiết: 

1 – e

2 – a

3 – d

4 – b

5 – c

6 – c

Bài tập 9 (trang 42): Dựa vào hình 14.3 trang 174 SGK, hãy kể tên:

- Một số tuyến đường ô tô, cảng hàng không quốc tế, cảng biển ở Bắc Trung Bộ.

- Một số điểm du lịch ở Bắc Trung Bộ.

Bài giải chi tiết: 

- Một số tuyến đường ô tô, cảng hàng không quốc tế, cảng biển ở Bắc Trung Bộ:

+ Tuyến đường ô tô: QL1; QL CT.01; QL 217; đường Hồ Chí Minh;…

+ Cảng hàng không quốc tế: Phú Bài.

+ Cảng biển: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,...

- Một số điểm du lịch ở Bắc Trung Bộ: Thành nhà Hồ, Bến En, Sầm Sơn, Thiên Cầm,...

Bài tập 10 (trang 42): Hãy nêu một số thách thức khi phát triển kinh tế biển, đảo ở Bắc Trung Bộ. Cần làm gì để khai thác hiệu quả và bền vững tiềm năng kinh tế biển, đảo ở Bắc Trung Bộ?

Bài giải chi tiết: 

    Một số thác thức khi phát triển kinh tế biển, đảo ở Bắc Trung Bộ như thiên tai, biến đổi khí hậu, vấn đề môi trường biển, nguồn lợi hải sản suy giảm,...

    Để khai thác hiệu quả và bền vững tiềm năng kinh tế biển, đảo ở Bắc Trung Bộ cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Phát triển kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng an ninh.

- Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác các tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác hải sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế khác.

- Nâng cao hiệu quả hệ thống cảng biển, các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển.

- Phát triển các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng biển chuyên dụng gắn với các khu liên hợp công nghiệp, dầu khí, điện, năng lượng tái tạo, công nghiệp xanh; phát triển các trung tâm, du lịch lớn; nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá.

- Bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển.

- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai.

Bài tập 11 (trang 42): Dựa vào hình 14.3 trang 174 SGK, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau.

Tên trung tâm công nghiệp

Các ngành công nghiệp chính

 



 

Bài giải chi tiết: 

Tên trung tâm công nghiệp

Các ngành công nghiệp chính

Nghi Sơn

Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế; Cơ khí; Sản xuất vật liệu xây dựng.

Vinh

Cơ khí; Dệt và sản xuất trang phục; Sản xuất vật liệu xây dựng; Sản xuất, chế biến thực phẩm.

Huế

Cơ khí; Dệt và sản xuất trang phục; Sản xuất vật liệu xây dựng; Sản xuất, chế biến thực phẩm.

Bài tập 12 (trang 42: Sưu tầm thông tin về một loại thiên tai và tác động của nó đến phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, sau đó hãy nêu một số biện pháp phòng, chống thiên tại đó.

Bài giải chi tiết: 

    Bắc Trung Bộ là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất. Các tỉnh miền núi như Thanh Hóa, Nghệ An thường xuyên hứng chịu những trận lũ quét, sạt lở đất với sức tàn phá khủng khiếp, gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản.

a) Tác động của lũ quét và sạt lở đất đến phát triển kinh tế

- Lũ quét và sạt lở đất gây hư hỏng nặng nề cho hệ thống giao thông, thủy lợi, nhà cửa, trường học, bệnh viện,... làm gián đoạn các hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến quá trình giao thương.

- Lũ quét cuốn trôi đất đai màu mỡ, phá hủy các công trình thủy lợi, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây ra mất mùa, giảm thu nhập cho người dân.

- Thiên tai làm giảm sức hấp dẫn của các điểm du lịch, gây ảnh hưởng đến ngành du lịch, một trong những ngành kinh tế quan trọng của vùng.

- Lũ quét và sạt lở đất gây xói mòn đất, ô nhiễm nguồn nước, làm suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

- Thiên tai gây ra mất mát về người, ảnh hưởng đến tâm lý người dân, gây ra các vấn đề xã hội như di cư, mất ổn định.

b) Biện pháp phòng, chống lũ quét và sạt lở đất

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân về kiến thức phòng chống thiên tai, xây dựng kế hoạch ứng phó phù hợp.

- Đầu tư xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về lũ quét, sạt lở đất để người dân có thời gian sơ tán khi có tình huống nguy hiểm.

- Xây dựng các công trình như đê, kè, hố tiêu nước, rừng phòng hộ để giảm thiểu tác động của lũ quét và sạt lở đất.

- Không xây dựng nhà cửa, công trình trên các vùng đất có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.

- Nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi, đảm bảo khả năng chống chịu với thiên tai.

- Hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển các ngành nghề ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Địa lí 9 kết nối , Giải VBT Địa lí 9 KNTT, Giải VBT Địa lí 9 bài 14: Bắc Trung Bộ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác