Giải VBT Địa lí 9 kết nối bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Giải chi tiết VBT Địa lí 9 kết nối tri thức bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Bài tập 1 (trang 58): Lựa chọn đáp án đúng.
a) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng bao nhiêu km²?
A. 21 nghìn km².
B. 40 nghìn km².
C. 45 nghìn km².
D. 54 nghìn km².
b) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với
A. Tây Nguyên và Lào.
B. Đông Nam Bộ và Cam-pu-chia.
C. biển và Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
c) Những quần đảo nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Thổ Chu, Hà Tiên, Nam Du.
B. Côn Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa.
C. Cô Tô, Nam Du, Côn Sơn.
D. Trường Sa, Hà Tiên, Cô Tô.
d) Ba loại đất chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. đất badan, đất lầy thụt, đất xám phù sa cổ.
B. đất cát pha, đất mùn thô, đất nâu đỏ. ất mùn thọ, an
C. đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn.
D. đất xám phù sa cổ, đất đen trên đá vôi, đất feralit.
e) Ý nào dưới đây không phải là hạn chế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Diện tích đất nhiễm phèn và nhiễm mặn lớn.
B. Mùa khô kéo dài gây ra tình trạng thiếu nước.
C. Gió Tây khô nóng vào mùa hạ, rét đậm rét hại vào mùa đông.
D. Tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán,...
g) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều nét văn hoá đặc sắc chủ yếu là do
A. giao thoa của các cộng đồng dân tộc.
B. thu hút dân nhập cư từ mọi miền đất nước.
C. du nhập các yếu tố văn hoá từ vùng khác.
D. lịch sử khai phá lãnh thổ lâu đời.
Bài giải chi tiết:
a) Đáp án đúng là: B
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40 nghìn km².
b) Đáp án đúng là: B
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với Đông Nam Bộ và Cam-pu-chia.
c) Đáp án đúng là: A
Những quần đảo Thổ Chu, Hà Tiên, Nam Du thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
d) Đáp án đúng là: C
Ba loại đất chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là: đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn.
e) Đáp án đúng là: C
Hạn chế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long không phải là gió Tây khô nóng vào mùa hạ, rét đậm rét hại vào mùa đông.
g) Đáp án đúng là: A
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều nét văn hoá đặc sắc chủ yếu là do giao thoa của các cộng đồng dân tộc.
Bài tập 2 (trang 59): Cho biết các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau.
Đặc điểm | Thế mạnh | |
Địa hình và đất | ||
Khí hậu | ||
Nguồn nước | ||
Tài nguyên sinh vật | ||
Tài nguyên biển |
Bài giải chi tiết:
Đặc điểm | Thế mạnh | |
Địa hình và đất | - Địa hình thấp và bằng phẳng. - Đất phù sa sông (dọc sông Tiền và sông Hậu). - Đất phèn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trũng ở bán đảo Cà Mau); đất mặn (ven biển). | - Thuận lợi cho cư trú và sản xuất. - Thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. - Cải tạo để trồng lúa, cây ăn quả, cây thực phẩm hoặc nuôi trồng thuỷ sản, phát triển rừng. |
Khí hậu | - Mang tính chất cận xích đạo, có hai mùa mưa – khô rõ rệt. - Nền nhiệt cao và ổn định, lượng mưa dồi dào. | - Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. |
Nguồn nước | - Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc. | - Thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, sản xuất và sinh hoạt. - Tạo điều kiện phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. |
Tài nguyên sinh vật | - Rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm là thảm thực vật điển hình. - Có nhiều thuỷ sản, các loài chim,... | - Thuận lợi phát triển đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản. - Tạo điều kiện phát triển du lịch. |
Tài nguyên biển | - Có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang. - Nhiều đảo và quần đảo với các bãi tắm đẹp. - Vùng thềm lục địa có tiềm năng về khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên. - Ven biển có tiềm năng xây dựng cảng biển và phát triển điện gió. | - Thuận lợi phát triển đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản. - Tạo điều kiện phát triển du lịch. - Tạo điều kiện cho ngành công nghiệp khai khoáng phát triển. - Thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển, công nghiệp sản xuất điện. |
Bài tập 3 (trang 59): Lập sơ đồ theo gợi ý sau về đặc điểm dân cư của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài giải chi tiết:
Bài tập 4 (trang 59): Cho bảng số liệu sau:
MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ XÃ HỘI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2010 VÀ NĂM 2021
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Nhận xét một số chỉ tiêu về xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010 và năm 2021.
Bài giải chi tiết:
- Chất lượng cuộc sống dân cư vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng được nâng cao.
- Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi đã qua đào tạo tăng nhanh, năm 2021 là 14,6%, gấp gần 2 lần so với năm 2010.
- Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên. Từ năm 2010 đến năm 2021, thu nhập bình quân đầu người trung bình một tháng (theo giá hiện hành) tăng gấp 3 lần, từ 1,2 triệu đồng lên đến 3,7 triệu đồng.
- Tuổi thọ trung bình năm và tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ cũng tăng trong giai đoạn 2010 – 2021.
Bài tập 5 (trang 60): Trình bày sự phát triển và phân bố nông nghiệp, thuỷ sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài giải chi tiết:
Sự phát triển | Phân bố |
Nông nghiệp: - Trồng trọt: + Là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước với nhiều sản phẩm chủ lực, đặc biệt là lúa và cây ăn quả. + Là vùng sản xuất lúa lớn nhất, với diện tích và sản lượng chiếm trên 1/2 của cầ nước. + Bình quân sản lượng lúa theo đầu người toàn vùng đạt 1 405,1 kg/người, gấp gần 3 lần trung bình cả nước (năm 2021). + Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại như: xoài, chôm chôm, bưởi, sầu riêng.... Năm 2021, S cây ăn quả của vùng chiếm 33,2%, sản lượng chiếm 41,5% so với cả nước. + Là vùng trồng nhiều dừa nhất cả nước. - Chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh, nhất là vịt. Ngoài ra nhiều nơi còn chăn nuôi lợn, bò,... Thủy sản: - Sản lượng thuỷ sản của vùng tăng liên tục, chiếm trên 55% tổng sản lượng thủy sản của cả nước (năm 2021). - Sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn và tăng nhanh hơn sản lượng thuy sản khai thác. - Đối tượng nuôi chủ yếu là cá da trơn, tôm. - Hiện nay, việc khai thác và nuôi trồng thủỷ sản được đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu thị trường. | Nông nghiệp: - Trồng trọt: + Lúa được trồng nhiều ở Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An và Sóc Trăng. + Cây ăn quả được trồng nhiều ở Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp... + Bến Tre là tỉnh đứng đầu về trồng dừa. + Vịt được nuôi nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh. Thủy sản: - Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre,.. là những địa phương có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước. |
Bài tập 6 (trang 60): Dựa vào hình 20.2 trang 209 SGK, hãy ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải cho phù hợp về sự phân bố các cây trồng và vật nuôi vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài giải chi tiết:
1 – e
2 – b
3 – d
4 – a
5 – c
Bài tập 7 (trang 60): Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG CÂY LƯƠNG THỰC CÓ HẠT CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2010 VÀ NĂM 2021
Chỉ số | Năm 2010 | Năm 2021 ADVERTISING | ||
Cả nước | Đồng bằng sông Cửu Long | Cả nước | Đồng bằng sông Cửu Long | |
Diện tích (triệu ha) - Trong đó: lúa | 8,61 7,48 | 3,98 3,92 | 8,14 7,23 | 3,92 3,89 |
Sản lượng (triệu tấn) - Trong đó: lúa | 44,6 40,0 | 21,7 21,5 | 48,3 43,8 | 24,4 24,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2022)
a) Hãy tính tỉ lệ diện tích gieo trồng, sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2010 và năm 2021.
b) Rút ra nhận xét.
Bài giải chi tiết:
a) Bảng số liệu:
Tỉ lệ diện tích gieo trồng, sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2010 và năm 2021
Chỉ số | Năm 2010 | Năm 2021 | ||
Cả nước | Đồng bằng sông Cửu Long | Cả nước | Đồng bằng sông Cửu Long | |
Diện tích | 100,0 | 52,4 | 100,0 | 53,8 |
Sản lượng | 100,0 | 53,8 | 100,0 | 55,5 |
b) Diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 50% so với cả nước. Tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa của vùng có xu hướng tăng (dẫn chứng).
Bài tập 8 (trang 61): Lựa chọn đáp án đúng.
a) Ngành công nghiệp thế mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất điện.
B. khai thác dầu khí, công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.
C. công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất giày, dép.
D. công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất hoá chất.
b) Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Nhu cầu thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản.
B. Nguồn nguyên liệu dồi dào của ngành nông nghiệp và thuỷ sản.
C. Nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi.
D. Nguồn nước dồi dào.
c) Đồng bằng sông Cửu Long không có tiềm năng để phát triển
A. điện gió.
B. điện mặt trời.
C. thuỷ điện.
D. nhiệt điện.
d) Hoạt động nội thương đã trở thành nét văn hoá đặc trưng ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. chợ nổi trên sông.
B. chợ phiên vùng cao.
C. chợ chiều phun sóc.
D. trung tâm thương mại.
Bài giải chi tiết:
a) Đáp án đúng là: A
Ngành công nghiệp thế mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất điện.
b) Đáp án đúng là: D
Nguồn nước dồi dào không phải là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
c) Đáp án đúng là: C
Đồng bằng sông Cửu Long không có tiềm năng để phát triển thuỷ điện.
d) Đáp án đúng là: A
Hoạt động nội thương đã trở thành nét văn hoá đặc trưng ở Đồng bằng sông Cửu Long là chợ nổi trên sông.
Bài tập 9 (trang 61): Vẽ sơ đồ thể hiện sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài giải chi tiết:
Bài tập 10 (trang 61): Điền thông tin vào các vị trí còn khuyết cho phù hợp về Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích hơn (1)........... km2 (chiếm hơn 5% diện tích cả nước), số dân khoảng (2)....... người (chiếm 6,2% số dân cả nước), đóng góp khoảng (3)............. GDP cả lò nước (năm 2021); bao gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh (4)..............
Các thế mạnh nổi trội của vùng là (5)............ Những năm qua, Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành trung tâm lớn về (6)............., có đóng góp quan trọng vào xuất khẩu (7).............. và (8)............ cả nước; thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển.
Bài giải chi tiết:
(1) 16 nghìn
(2) 6,1 triệu
(3) 4%
(4) An Giang, Kiên Giang, Cà Mau
(5) sản xuất lương thực, thực phẩm; sản xuất điện; phát triển du lịch; giao thông đường biển, đường sông, đường hàng không,...
(6) sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản
(7) nông sản
(8) thuỷ sản
Bài tập 11 (trang 62): Trình bày định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài giải chi tiết:
Định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
- Tập trung vào tam giác Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phụ cận.
- Xây dựng vùng trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, logistics, công nghiệp phục vụ nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, kinh tế biển,...
Bài tập 12 (trang 62): Tại sao vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại trở thành vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước?
Bài giải chi tiết:
Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước vì:
- Có diện tích rộng lớn, địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc hình thành vùng sản xuất lúa quy mô lớn.
- Đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới, nguồn nước dồi dào,... thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển.
- Người dân có kinh nghiệm sản xuất lúa.
- Công nghệ hiện đại được áp dụng trong sản xuất.
- Nhà nước chú trọng phát triển cây lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thị trường được mở rộng, thúc đẩy sản xuất lúa ở vùng,...
Bài tập 13 (trang 62): Dựa vào hình 20.2 trang 209 SGK, hãy kể tên và xác định trên bản đồ một số nhà máy sản xuất điện và một số điểm du lịch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài giải chi tiết:
- Một số nhà máy sản xuất điện: Sóc Trăng, Kosy Bạc Liêu, Tân Thuận, Duyên Hải 1,...
- Một số điểm du lịch: Ba Động, Hà Tiên, Núi Sam, mũi Cà Mau,...
Bài tập 14 (trang 62): Tìm hiểu một số biện pháp để khắc phục hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài giải chi tiết:
- Liên tục theo dõi tình hình và xây dựng công trình thủy lợi chống mặn: Các cơ sở môi trường thực hiện quan sát và kiểm soát thường xuyên nồng độ muối trong nước và trong đất. Đặc biệt chú trọng ở các khu vực cửa biển, tại các công trình thủy lợi. Đồng thời cập nhật các kết quả và khuyến cáo người dân chuẩn bị các công tác phòng chống, ứng phó kịp thời. Kết hợp xây dựng các hệ thống thủy lợi, tăng cường dự trữ nước ngọt và ngăn chặn nước biển xâm nhập, xây đập nước ngăn mặn, đắp đê vùng ven biển. Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao.
- Chống mặn cho cây trồng và thủy sản, nuôi trồng các giống thủy sản: Cần chủ động thực hiện các biện pháp chống mặn cho cây trồng (giữ ẩm, tránh thoát hơi nước cho cây bằng cách ủ rơm rạ ở gốc). Nên trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được mức độ mặn cao. Khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, cần có những biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán gây ra. Đối với các hộ nuôi trường thủy sản, phải thực hiện quan trắc theo dõi độ mặn môi trường nuôi. Từ đó xác định khoảng thời gian bắt đầu nuôi và thời điểm kết thúc phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn.
- Lưu trữ và tiết kiệm nước ngọt: Các cơ sở sản xuất và hộ gia đình cần phải thực hiện quá trình tiết kiệm tối đa nguồn nước ngọt có sẵn. Áp dụng việc tái sử dụng nước cho các việc khác nhau. Nhằm phục vụ cho các mục đích sinh hoạt và tưới tiêu hợp lý. Bắt đầu thực hiện việc dự trữ nước ngọt từ các nguồn nước mưa và bảo quản tốt, tránh bị bốc hơi vào mùa khô.
- Lắp đặt hệ thống lọc nước mặn: Bên cạnh việc lưu trữ và tiết kiệm, người dân cần phải lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo tốt nhất lượng nước cho sử dụng sinh hoạt và tưới tiêu. Hệ thống lọc nước mặn được xem là biện pháp sử dụng trực tiếp nguồn nước mặn hiện tại. Thông qua hệ thống lọc xử lý các thành phần muối hòa tan trong nước, mang lại nguồn nước có độ ngọt hợp lý. Đặc biệt nước sau lọc có thể sử dụng để uống trực tiếp. Hoặc tưới tiêu cho các loại cây có khả năng chịu mặn thấp.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Địa lí 9 kết nối , Giải VBT Địa lí 9 KNTT, Giải VBT Địa lí 9 bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận