Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 9 Cánh diều Ôn tập chương 3: Sự phân hóa lãnh thổ (P4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều Ôn tập chương 3: Sự phân hóa lãnh thổ (P4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Vùng núi Tây Bắc có đặc điểm gì?

  • A. Chủ yếu là đồi núi thấp.
  • B. Chủ yếu là đồi núi cao và trung bình.
  • C. Núi dạng vòng cung, địa hình bằng phẳng.
  • D. Địa hình cac-xtơ khá phổ biến.

Câu 2: Hoạt động kinh tế nổi bật của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  • A. du lịch và kinh tế biển.
  • B. du lịch và xuất khẩu, nhập khẩu.
  • C. trồng cây ăn quả và du lịch.
  • D. xuất khẩu và đánh bắt hải sản.

Câu 3: Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?

  • A. Mật độ dân số thấp, phong tục cũ còn nhiều.
  • B. Nạn du canh, du cư còn xảy ra ở một số nơi.
  • C. Trình độ thâm canh còn thấp, đầu tư vật tư ít.
  • D. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.

Câu 4: Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là:

  • A. góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
  • B. kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.
  • C. phát triển du lịch.
  • D. nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Câu 5: Đồng bằng sông Hồng có diện tích

  • A. 21,3 nghìn km2.
  • B. 20 nghìn km2.
  • C. 23,1 nghìn km2.
  • D. 21,1 nghìn km2.

Câu 6: Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây?

  • A. Tây Nguyên.
  • B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải là điều kiện sinh thái nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Đồng bằng có nhiều ô trũng.
  • B. Đất phù sa sông màu mỡ.
  • C. Nhiều vũng, vịnh biển sâu.
  • D. Khí hậu có mùa đông lạnh.

Câu 8: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến vấn đề thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu.
  • B. Có nhiều đô thị tập trung dân cư đông đúc.
  • C. Phân bố dân cư, nguồn lao động chưa hợp lí.
  • D. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Câu 9: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có tuyến đường sắt nào?

  • A. Tuyến đường sắt Cát Linh.
  • B. Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng.
  • C. Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Thái Nguyên.
  • D. Tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm?

  • A. Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
  • B. Có khả năng thu hút các ngành mới về nông nghiệp và công nghiệp để từ đó nhân rộng ra toàn quốc
  • C. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới thay đổi theo thời gian.
  • D. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

Câu 11: Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Bắc Trung Bộ?

  • A. Miền núi phía Tây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
  • B. Mật độ dân số thấp.
  • C. Tỉ lệ dân thành thị thấp.
  • D. Tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn mức trung bình cả nước.

Câu 12: Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là:

  • A. Phong Nha - Kẻ Bàng.
  • B. Di tích Mĩ Sơn.
  • C. Cố đô Huế.
  • D. Phố cổ Hội An.

Câu 13: Duyên hải Nam Trung Bộ có lợi thế hơn Bắc Trung Bộ trong phát triển giao thông vận tải biển dựa trên điều kiện nào dưới đây?

  • A. Có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển.
  • B. Vùng biển sâu, bờ biển cắt xẻ.
  • C. Nước biển có độ mặn cao hơn.
  • D. Có nhiều đảo ven bờ.

Câu 14: Thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  • A. nghề cá, du lịch biển, dịch vụ hàng hải, khai khoáng.
  • B. khai thác khoáng sản ở thềm lục địa, giao thông biển.
  • C. du lịch biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
  • D. giao thông vận tải biển, nuôi trồng thủy sản.

Câu 15: Yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất ở Duyên Hải Nam Trung Bộ là:

  • A. nguồn lao động dồi dào.
  • B. giàu tài nguyên khoáng sản.
  • C. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  • D. diện tích rộng lớn.

Câu 16: Thế nào là sa mạc hóa?

  • A. Sự suy thoái đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ấm nửa khô hạn, do các nguyên nhân khác nhau gây ra.
  • B. Thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài do không có mưa và cạn kiệt nguồn nước.
  • C. Hiện tượng một luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ một đám mây dông xuống tới mặt đất.
  • D. Hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra.

Câu 17: Sa mạc hóa đã gây ảnh hưởng như thế nào tới kinh tế vùng Ninh Thuận - Bình Thuận?

  • A. Suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm.
  • B. Tăng chi phí xây dựng hệ thống tưới tiêu.
  • C. Tăng chi phí làm mát các nhà xưởng.
  • D. Đất bị thoái hóa làm giảm diện tích canh tác nông nghiệp.

Câu 18: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng là do:

  • A. có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài.
  • B. khối cao nguyên có quan hệ chặt chẽ với đồng bằng duyên hải.
  • C. có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua tất cả các tỉnh trong vùng.
  • D. vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Câu 19: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là:

  • A. quy hoạch lại vùng chuyên canh.
  • B. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
  • C. đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp.
  • D. tìm thị trường tiêu thụ ổn định.

Câu 20: Tại sao ngành chế biến lương thực lại không phát triển mạnh ở vùng Tây Nguyên?

  • A. Không có thị trường tiêu thụ.
  • B. Không có lực lượng lao động.
  • C. Không sẵn nguồn nguyên liệu.
  • D. Giao thông vận tải kém phát triển.

Câu 21: Giải pháp nào sau đây mang tính tổng thể để từng bước giải quyết nhu cầu về cơ sở năng lượng của Đông Nam Bộ?

  • A. Khai thác và chế biến dầu khí.
  • B. Phát triển nguồn năng lượng sạch.
  • C. Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
  • D. Phát triển công nghiệp hiện đại ít nhiên liệu.

Câu 22: Dòng sông có vai trò quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ là:

  • A. sông Sài Gòn.
  • B. sông Vàm Cỏ Đông.
  • C. sông Đồng Nai.
  • D. sông Bé.

Câu 23: Phía đông vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với:

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Cam-pu-chia.
  • D. Biển Đông.

Câu 24: Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là gì?

  • A. Có nhiều rừng với các loại lâm sản quý hiếm.
  • B. Sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn.
  • C. Có nhiều mỏ than với quy mô lớn.
  • D. Có nhiều mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

Câu 25: Tỉnh nào có GDP bình quân đầu người cao nhất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

  • A. Tây Ninh.       
  • B. Bà Rịa - Vũng Tàu.       
  • C. Bình Dương.       
  • D. Đồng Nai

Câu 26: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra hậu quả gì?

  • A. Bốc phèn, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
  • B. Giảm các nguyên tố vi lượng trong đất.
  • C. Thường xuyên cháy rừng.
  • D. Sa mạc hóa ở bán đảo Cà Mau.

Câu 27: Đâu không phải là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải đường biển của nước ta?

  • A. Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
  • B. Ven biển có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió.
  • C. Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ.
  • D. Có nhiều bãi triều, đầm phá ven biển.

Câu 28: Tại sao tình trạng xâm nhập mặn tại một số tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, khó lường và đặc biệt không tuân theo quy luật tự nhiên?

  • A. Việc xây dựng các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.
  • B. Thượng nguồn không có nước chảy.
  • C. Nhà nước không chịu xả đập trên thượng nguồn đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.
  • D. Hiệu ứng nhà kính.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác