Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều bài 1: Dân tộc, gia tăng dân số và cơ cấu dân số

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm bài 1: Dân tộc, gia tăng dân số và cơ cấu dân số bộ sách địa lí 9 cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư ở vùng đồng bằng nước ta?

  • A. Tỉ suất sinh cao hơn miền núi.
  • B. Có rất nhiều dân tộc ít người.
  • C. Mật độ dân số nhỏ hơn miền núi.
  • D. Chiếm phần lớn số dân cả nước.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số nước ta hiện nay?

  • A. Có nhiều dân tộc ít người.
  • B. Gia tăng tự nhiên rất cao.
  • C. Dân tộc Kinh là đông nhất.
  • D. Có quy mô dân số lớn.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta?

  • A. Không đều giữa đồng bằng với miền núi.
  • B. Mật độ dân số trung bình khá cao.
  • C. Trong một vùng, dân cư phân bố đồng đều.
  • D. Không đều giữa thành thị với nông thôn.

Câu 4: Gia tăng dân số tự nhiên nước ta có xu hướng giảm không phải là do:

  • A. chính sách phát triển kinh tế.
  • B. xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu.
  • C. thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
  • D. trình độ nhận thức của người dân dần được nâng cao.

Câu 5: Tại sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm nhưng dân số vẫn tăng lên?

  • A. Do tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng.
  • B. Do tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn lớn hơn 0.
  • C. Do chính sách kế hoạch hóa của nhà nước.
  • D. Do hiện tượng bùng nổ dân số ở giai đoạn trước.

Câu 6: Tỉ trọng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng:

  • A. nhóm 0-14 tuổi tăng, nhóm 15-59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên giảm.
  • B. nhóm 0-14 tuổi giảm, nhóm 15-59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.
  • C. nhóm 0-14 tuổi tăng, nhóm 15-59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.
  • D. nhóm 0-14 tuổi giảm, nhóm 15-59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.

Câu 7: Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta?

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 8: Dân số Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á sau các quốc gia nào sau đây?

  • A. Inđônêxia và Philippin.
  • B. Inđônêxia và Malaixia.
  • C. Indonesia và Thái Lan.
  • D. Inđônêxia và Mianma.

Câu 9: Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta?

  • A. Đông Nam Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng về mật độ dân số nước ta?

  • A. Ngày càng giảm.
  • B. Ngày càng tăng.
  • C. Ít biến động.
  • D. Mật độ thấp.

Câu 11: Dân số nước ta tăng nhanh gây hệ quả nào sau đây?

  • A. Đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
  • B. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
  • C. Nguồn lao động đông, tăng nhanh.
  • D. Gây sức ép đến kinh tế, xã hội và môi trường.

Câu 12: Vì sao đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc?

  • A. Địa hình bằng phẳng, cơ sở hạ tầng phát triển.
  • B. Nhiều dân tộc sinh sống, diện tích rộng
  • C. Chủ yếu trồng lúa, nhiều dân tộc sinh sống.
  • D. Diện tích đất rộng, có nhiều khoáng sản.

Câu 13: Biểu hiện của cơ cấu dân số trẻ là:

  • A. nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ thấp.
  • B. nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ cao.
  • C. nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ cao.
  • D. tuổi thọ trung bình của người dân cao.

Câu 14: Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang thay đổi theo hướng:

  • A. trẻ hóa.
  • B. già hóa.
  • C. cân bằng.
  • D. mất cân bằng.

Câu 15: Nước ta có thành phần dân tộc đa dạng chủ yếu do:

  • A. lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ từ sớm.
  • B. có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc dân tộc.
  • C. là nơi gặp gỡ nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
  • D. tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.

Câu 16: Tính tới năm 2021, dân số nước ta đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?

  • A. 13.
  • B. 15.
  • C. 14.
  • D. 10.

Câu 17: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

  • A. Bắt đầu từ cuối những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.
  • B. Bắt đầu từ đầu những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX.
  • C. Bắt đầu từ đầu những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.
  • D. Bắt đầu từ cuối những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX.

Câu 18: Người Việt ở nước ngoài sinh sống nhiều nhất ở đâu?

  • A. Mỹ.
  • B. Nhật Bản.
  • C. Cộng hòa Séc.
  • D. Đài Loan.

Câu 19: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện truyền thống đoàn kết, yêu thương nhau của dân tộc Việt Nam?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng.
  • C. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
  • D. Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.

Câu 20: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nông thôn nước ta cao hơn thành thị do:

  • A. Ở nông thôn khó áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
  • B. Nông thôn có nhiều ruộng đất nên cần nhiều lao động.
  • C. Mặt bằng dân trí và mức sống của người dân thấp.
  • D. Quan niệm “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” còn phổ biến.

Câu 21: Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là:

  • A. Số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.
  • B. Số người ở độ tuổi 0 – 14 chiếm hơn 2/3 dân số.
  • C. Số người ở độ tuổi 15 – 64 chiếm hơn 2/3 dân số.
  • D. Số người ở độ tuổi trên 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số.

Câu 22: Tỉnh, thành phố nào dưới đây có tỉ số giới tính cao nhất?

  • A. Quảng Ninh.
  • B. TP Hà Nội.
  • C. Thanh Hóa.
  • D. Cà Mau.

Câu 23: Nhân tố nào sau đây không tác động đến tỉ số giới tính của nước ta?

  • A. Chiến tranh.
  • B. Sự hòa bình, ổn định.
  • C. Quy mô dân số.
  • D. Các luồng xuất cư, nhập cư.

Câu 24: Đâu không phải là vai trò chủ yếu của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?

  • A. Giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm.
  • B. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
  • C. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
  • D. Giảm sức ép về vấn đề tài nguyên và môi trường.

Câu 25: Theo dự báo, giai đoạn dân số vàng của nước ta sẽ kéo dài đến:

  • A. Khoảng năm 2038.
  • B. Khoảng năm 2040.
  • C. Khoảng năm 2045.
  • D. Khoảng năm 2025.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác